Sông Đà - dòng sông ngày nào nổi tiếng hung bạo “đầy đá nổi, đá chìm và thác dữ”, nhờ những công trình thủy điện, đã giúp “đánh thức” cả núi rừng Tây Bắc. Vì vậy, sông Đà được ví như dòng sông ánh sáng, “nguồn vàng trắng” quý giá của quốc gia. Và dòng sông còn khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhiếp ảnh gia.

Ở Trung Quốc, sông có tên là Lý Tiên Giang, do hai nhánh Bả Biên Giang và A Mặc Giang hợp thành.
Trong một số tiếng châu Âu, sông Đà được dịch là sông Đen. (tiếng Anh: Black River; tiếng Pháp: rivière Noire).

Sông Đà còn được gọi là sông Bờ hay Đà Giang, là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Bảo thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Đà với lãnh thổ Việt Nam ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Tại điểm này, người dân tộc Thái thường gọi sông Đà là Nậm Tè.

Đoạn đầu sông trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Tè. Các phụ lưu trên lãnh thổ Việt Nam gồm Nậm Na (ở tả ngạn), Nậm Mốc (ở hữu ngạn).
Sông Đà dài 910 km, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy vào lãnh thổ Việt Nam từ tỉnh Lai Châu.

Sông Đà dài 910 km, có diện tích lưu vực lên tới 52.900 km2, đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam dài 543 km. Sông Đà chảy từ Lai Châu qua các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và kết thúc ở ngã ba giao nhau của sông Đà, sông Hồng và sông Thao tại Việt Trì (Phú Thọ). Nó được biết đến là một trong những dòng sông năng lượng lớn nhất Việt Nam với hàng loạt hệ thống thủy điện lớn như Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình.

Có thể ví sông Đà là dòng “sông mẹ” vì tất cả các sông, suối khu vực Tây Bắc đều đổ vào đây, tạo thành nguồn nước rất lớn.

Nơi hạ nguồn, không có núi non trùng điệp, mặt sông gợn sóng li ti lấp lánh. Tôi chợt nhớ đến Nguyễn Tuân. Nếu nói về cảm xúc ban đầu gặp gỡ, phải nói cụ Nguyễn Tuân quá đỉnh, đúng kiểu bắt trọn khoảnh khắc. Trong Người lái đò sông Đà, ông viết: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân”.

Đúng, chính xác là cảm giác đó, như gặp lại cố nhân. Vỡ òa và cuồng nhiệt.

Sông Đà nhìn như biển bởi gợn sóng liên hồi, nước sông xanh. Lấy điện thoại chụp vài tấm, nhưng thật sự, chỉ có sử dụng camera bằng chính đôi mắt của mình mới thâu tóm hết được vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa hùng vĩ của sông Đà.

Dòng sông trải dài trước mắt, xanh mướt hòa với những dãy núi nhấp nhô phía xa hiện lên một khung hình đắt giá.

Trên dòng sông Đà đến nay đã xây dựng thành công 3 nhà máy Thủy điện lớn: Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu. Ngoài ra, tại các nhánh của sông Đà còn có Nhà máy Thủy điện Huội Quảng (520 MW) và Bản Chát (180 MW). Giờ đây, sông Đà là nơi có nguồn thủy điện lớn nhất cả nước, tổng công suất lên tới hơn 6.000 MW, cung cấp sản lượng điện khoảng 25 tỷ KWh/năm cho hệ thống điện quốc gia. Không những sản xuất điện, các công trình thủy điện trên sông Đà còn có vai trò quan trọng trong điều tiết lưu lượng nước cho hạ du sông Hồng.

Nhiếp ảnh gia Lạc Cơ chụp con sông Đà hiền dịu từ bờ Ba Vì (nơi tiếp giáp 3 tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và Hà Nội).
Vẻ đẹp nên thơ của dòng sông Đà huyền thoại.
Sông Đà - dòng sông của ánh sáng, của thơ và nhạc... đó là những ngôn từ mà những người nghệ sỹ đương đại thường dùng để đặt tên cho những tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí miêu tả về dòng sông Đà hiền hoà, thơ mộng.
Ngược dòng thời gian để tìm về cội nguồn của con sông Đà huyền thoại trong dặm dài lịch sử.
Sông Đà còn là dòng sông mẹ của hàng chục dân tộc anh em ở vùng Tây Bắc.
Vào mùa xuân nước sông Đà xanh màu ngọc bích, mùa thu, nước sông Đà lừ lừ chín đỏ. Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân - Nguyễn Tuân.
Sông Đà hùng vĩ, nên thơ, là dòng văn hóa lịch sử, là nét duyên của núi rừng Tây Bắc, bởi vậy cái tên sông Đà đã trở nên nổi tiếng.
Theo dòng trải của thời gian, bình minh rồi lại hoàng hôn, sông Đà vẫn đẹp hiền dịu, vẫn hiên ngang oai hùng.

Các cây cầu bắc qua sông Đà:

  1. Cầu công trình thủy điện Lai Châu
  2. Cầu Hang Tôm mới (nối huyện Nậm Nhùn của tỉnh Lai Châu và thị xã Mường Lay của Điện Biên).
  3. Cầu Pá Uôn (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La).
  4. Cầu công trình thủy điện Sơn La
  5. Cầu Vạn Bú, huyện Mường La, Sơn La
  6. Cầu Tạ Bú, Mường La, Sơn La
  7. Cầu Tạ Khoa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La).
  8. Cầu Hòa Bình (thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình).
  9. Cầu Trung Hà (nối huyện Tam Nông của tỉnh Phú Thọ và huyện Ba Vì của thành phố Hà Nội).

Bài viết: Minh Tuệ

Ảnh: Lạc Cơ