dsc02607-1704936681.jpg
Thời gian săn rêu thường rơi vào giữa tháng 2 dương lịch. Thế nhưng, năm nay khí hậu nắng và nóng hơn nhiều, rêu cũng xanh hơn, nhiều hơn và phủ sớm hơn.

Khám phá biển Cổ Thạch mùa nào cũng đẹp nhưng đẹp nhất là vào khoảng 2 tháng đầu xuân, khi mùa rêu biển phát triển xanh tốt. Từ trên cao nhìn xuống, du khách sẽ thấy biển Cổ Thạch đẹp như tranh vẽ bởi rêu phủ kín mặt biển, bồng bềnh như lượn sóng, rêu mọc trùm lên các tảng đá, xen giữa các kẽ đá và hòa quyện cùng những làn sóng bạc đầu. Đặc biệt, vào những ngày nắng, biển Cổ Thạch lại càng đẹp hơn bởi bãi đá 7 màu tỏa sáng lung linh, lấp lánh dưới ánh mặt trời.

e402af20-44ec-413f-bebb-6b5422e4e3b2-5138-0000023f2020773a-1704936709.JPG
Nước biển Cổ Thạch trong xanh văn vắt một màu, những bãi đá có kích thước và màu sắc khác nhau nên còn được gọi là bãi đá 7 màu, được hình thành một cách tự nhiên do tác động của thủy chiều và nước biển.

Nổi bật nhất là bãi đá Cà Dược (còn gọi là bãi đá 7 màu) có chiều dài khoảng 1km với trữ lượng hơn 243.000m³ đá. Sự tác động của thủy triều, hải lưu và nước biển từ cách đây hàng trăm năm, kéo theo các viên sỏi từ dưới đáy biển lên rồi lại đẩy chúng vào bờ tạo ra bãi đá có hình dạng như hiện nay. Nơi đây tạo ấn tượng đặc biệt với du khách bởi chứa đựng vô số những viên đá sỏi, đá cuội có kích thước tương đối đồng đều, hoa văn đẹp mắt, đa dạng về hình dáng, màu sắc (nâu, vàng, tím, xanh lam, trắng, đỏ…). Với vẻ đẹp đặc trưng hiếm có, năm 2011, bãi đá Cà Dược đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vieetbook) công nhận là “Bãi đá có hình dạng, màu sắc nhiều nhất Việt Nam”.

d2ebfcb5-b3e0-488e-8c42-29b88a209a06-1704936709.JPG
Tùy vào thời tiết mà mùa rêu có thể đếm sớm hoặc muộn hơn một chút. Những lớp rêu phủ lên những bãi đá thông thường có thể tồn tại được tầm một tháng và tối đa là hai tháng.

Cách bãi đá Cà Dược khoảng 300m là bãi đá Thạch Cung bao gồm những tảng đá to, xếp thành từng cụm gần bờ và dưới tác động của sóng biển đã tạo ra những hình thù vô cùng kỳ thú như: hình chú voi đang phun nước, hình đà điểu trầm mình thư giãn dưới nước hay hình bàn tay đang chỉ ra xa... Bao quanh bãi đá Thạch Cung là bãi Tiên với dải cát vàng óng, gắn với truyền thuyết xưa kia đây từng là nơi ngắm cảnh, tắm mát của các nàng tiên nhà trời.

3e2e3170-1aaf-414d-976b-19ff3e8d061b-4652-0000023c13f17984-1704936708.JPG
 
img-7116-1704936697.jpg
Chính vì thế, nếu bạn may mắn có bạn bè hoặc người thân sống tại Bình Thuận, hãy liên lạc từ trước để kiểm tra thực sự đến mùa rêu chưa rồi hãy xách ba lô lên và đi. Nếu không đến đây đúng mùa sẽ thấy tiếc lắm.

Biển Cổ Thạch là một trong những điểm đến được nhiều người ưa thích ở Bình Thuận. Nơi đây níu bước chân du khách nhờ nước biển trong xanh, những bãi đá nhiều màu sắc, hình dáng tự nhiên nhờ tác động của nước biển và thủy triều. Cứ đến khoảng tháng 1 - 2 hàng năm, phượt thủ khắp nơi, đặc biệt là người yêu thích nhiếp ảnh lại đổ về biển Cổ Thạch để ngắm nhìn bãi đá nhiều màu sắc khoác lên mình chiếc áo xanh ngắt, mượt mà. Năm nay, khí hậu thay đổi, nắng nóng nhiều nên rêu cũng xanh, nhiều và phủ sớm hơn.

img-7111-1704936697.jpg
 

Màu xanh huyền bí ở nơi này tạo ra nguồn cảm hứng lớn cho nhiều tay máy dù chuyên hay không. Để săn được những bức ảnh đẹp cũng không kém phần công phu, bởi mực nước biển lên xuống sẽ gây cản trở tầm nhìn. Nếu mực nước xuống thấp quá sẽ khiến rong, rêu trông khô và mất đi độ mượt mà. Rêu sẽ chuẩn màu khi biển yên lúc sáng sớm hoặc hoàng hôn. Vì vậy, bạn cần lên lịch kỹ từ thời gian cho hành trình "săn rêu" của mình.

dsc07320-1704936682.jpg
Khách du lịch, tay “săn ảnh” tứ phương đổ về đây để chiêm ngưỡng và ghi lại những khoảnh khắc thiên nhiên vô cùng quý giá. Cũng có những cặp đôi tổ chức hôn lễ mùa xuân chọn chụp ảnh cưới giữa sắc màu rêu đá...

Đứng trên một tảng đá cao, hít căng lồng ngực cái vị mằn mặn của gió biển, hướng tầm mắt ra xa nơi những con thuyền dập dềnh trên những con sóng, những người dân lao động với làn da đen rắn rỏi đang miệt mài thả lưới bắt cá. Nơi đây, dù đã đưa vào khai thác từ lâu nhưng vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có. Có một thời, người ta không hay biết đến sự tồn tại của biển Cổ Thạch, nhưng nhờ những phượt thủ nơi khác không ngừng miệt mài tìm kiếm để đi và trải nghiệm những địa danh càng ít người biết càng tốt, đã khám phá ra nét đẹp bấy lâu nay đã bị lãng quên của bãi biển này.

dsc02634-1704936682.jpg
Nơi đây, dù đã đưa vào khai thác từ lâu nhưng vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có. Có một thời, người ta không hay biết đến sự tồn tại của biển Cổ Thạch, nhưng nhờ những phượt thủ nơi khác không ngừng miệt mài tìm kiếm để đi và trải nghiệm những địa danh càng ít người biết càng tốt, đã khám phá ra nét đẹp bấy lâu nay đã bị lãng quên của bãi biển này.
dsc02534-1704936681.jpg
Mùa xuân về, dạo chơi qua bãi biển Cổ Thạch, du khách hẳn không khỏi một chút ngẩn ngơ nhìn rêu phong mướt xanh trên những phiến đá trầm mặc. Vẻ đẹp mùa xuân đi vào lòng người từ những mùa xanh của rêu - đá...
a7c9aeae-dc6c-48a9-98fd-5fe7112ea1b1-1704936680.jpg
Biển Cổ Thạch có những lúc khá đông, nhưng phần lớn thời gian lại khá vắng vẻ, im ắng. Nhiều lúc bạn sẽ thấy như chỉ có mình và chỉ một mà thôi, đứng trước một không gian thiên nhiên bao la hùng vĩ này vậy. Nơi đây chỉ trở nên sôi động khi vào mùa rêu.

Biển Cổ Thạch có những lúc khá đông, nhưng phần lớn thời gian lại khá vắng vẻ, im ắng. Nhiều lúc bạn sẽ thấy như chỉ có mình và chỉ một mà thôi, đứng trước một không gian thiên nhiên bao la hùng vĩ này vậy. Nơi đây chỉ trở nên sôi động khi vào mùa rêu. 

dsc02561-1704936681.jpg
 
dsc02583-hdr-1704936681.jpg
Biển Cổ Thạch vào mùa rêu đẹp như thiên đường. Hoặc thời gian diễn ra lễ hội Nghinh Ông được tổ chức giữa tháng 8 âm lịch của cộng đồng người Hoa sống tại Bình Thuận để cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa.
dsc07338-1704936681.jpg
Không dễ để có những bức hình rêu xanh mềm mại trên bãi đá nếu bạn đến sai thời điểm. Rêu chỉ xuất hiện khi thủy triều vừa xuống thấp, trong khi nước lên cao sẽ ngập bãi đá còn nước rút lâu, bãi đá trở nên khô nhẵn, rêu không còn
dji-0528-1704936681.jpg
 
dsc02435-1704936682.jpg
Không giống với những nơi khác, bãi biển Cổ Thạch không có cát và chỉ toàn đá nhỏ và bãi đá lớn hơn nằm ngoài biển. Du khách không thể leo trèo lên bãi đá lớn vì rất trơn trượt, nguy hiểm
dsc0857-1704936680.jpg
Để đi đến biển Cổ Thạch, các bạn chỉ việc đi theo quốc lộ 1A, đến địa phận huyện Tuy Phong, ngay ngã ba Hương Liên, rẽ phải vào. Sau đó, tiếp tục hỏi đường người dân, bạn sẽ được hướng dẫn thẳng đến Cổ Thạch. Bãi đá Cổ Thạch thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Nguồn hình ảnh: Bản quyền thuộc MXH @Vietnam Beauty