BÀI THAM DỰ CUỘC THI “KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP VIỆT NAM”: Miền Tây Sông và Nước
Dịch Covid khiến con người ta phải giãn cách với nhau. Nhưng trước đó, để tìm một chốn bình yên, không nơi nào tốt hơn vùng nông thôn yên bình.

Kênh Cái Sắn, con kênh đào chạy dài từ Sông Hậu đến vùng biển Vịnh Thái Lan. Kênh dài khoảng 58km, chạy qua tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang.
Tại Thị Trấn Tân Hiệp, thuộc huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, có một cây cầu sắt đặc biệt. Cầu bắc qua sông Cái Sắn (Kênh Cái Sắn), dài khoảng 224,5m. Đó không phải chiều rộng của con sông, nên cây cầu dài đến như thế là vì nó mang hình dáng đặt biệt: hình chữ L. Cầu đi từ cạnh Quốc Lộ 80, lên cao song song với quốc lộ, rồi rẽ qua Sông Cái Sắn để xuống kinh Zero.
Được thông xe vào ngày 6-2-2005, cây cầu này có vị trí giao thông rất quan trọng, nối liền hai bờ Nam – Bắc qua tuyến quốc lộ 80, huyện Tân Hiệp – vùng lúa trọng điểm của tỉnh Kiên Giang đến thị xã Rạch Giá (Kiên Giang), tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ, mỗi ngày có đến hàng ngàn lượt người, xe qua lạị. Đây được xem là chiếc cầu sắt dài nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Cầu dài 224,5m, rộng 3,2m, độ thông tuyến 9m với kết cấu móng bêtông cốt thép, tải trọng 5 tấn. (Theo Báo Tuổi Trẻ, Ngày 06/02/2021).
Ra khỏi con kênh lớn, ta đến với con kinh nhỏ.
Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong những vùng lúa gạo lớn nhất Việt Nam. Nhắc đến nông thôn miền Nam thì không thể thiếu những cánh đồng lúa bát ngát, nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi những cánh đồng không có lúa sẽ như thế nào chưa?
Hiện đang là cuối mùa mưa ở miền Nam, những cánh đồng sẽ luôn ngập nước, bầu trời thường khá âm u, nhiều mây.
Tình hình dịch được cải thiện, cuộc sống sẽ sớm trở về như trước. Vậy mỗi khi đã quá mệt mỏi với sự xô bồ của phố thị, sao không thử một lần về lại nông thôn?

Rác trôi nổi trên sông bị kẹt lại dưới gầm cầu do nước nổi. Hy vọng ý thức người dân sẽ dần được cải thiện.
Tác giả: Phát Phạm