Thánh địa Mỹ Sơn là di sản lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam với quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Champa vô cùng độc đáo. Khu di tích được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1999.
Nằm cách thành phố Đà Nẵng gần 70 cây số, thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Thánh địa Mỹ Sơn hiện ra với một quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Champa vô cùng độc đáo. Bị quên lãng trong một thời gian dài hàng thế kỷ, phải đến năm 1885 mới được phát hiện và vào năm 1999 nơi này đã được UNESCO lựa chọn là di sản thế giới như một minh chứng duy nhất về nền văn minh châu Á đã bị biến mất. Nếu bạn là du khách thích khám phá và tìm hiểu nền văn hóa cổ xưa thì đây là một địa điểm đáng để bạn khám phá.
Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại khoảng thế kỷ IV – sớm nhất ở Mỹ Sơn, vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman – vị vua sáng lập dòng vua đầu tiên vùng Amaravati vào cuối thế kỷ IV, được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần – vua cùng tổ tiên hoàng tộc. Đây là tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa, nằm lọt trong một thung lũng nhỏ có đường kính khoảng 2 km, được bao quanh bởi núi đồi.
Thánh địa Mỹ Sơn từng là nơi tổ chức bái lễ, cúng tế của các Vua Champa, đây cũng là nơi chôn cất các vị vua, hoàng thân, quốc thích của Champa thời bấy giờ. Thánh địa Mỹ Sơn được biết đến là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á. Thánh địa Mỹ Sơn được ví như những tòa tháp cổ của vương triều Champa, nơi đây mang đậm đà bản sắc tôn giáo Champa khoác lên mình một vẻ đẹp của một nền văn minh đã lụi tàn.
Thánh địa Mỹ Sơn là quần thể di sản mang kiến trúc của người Champa cổ thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Khu vực này có đường kính rộng khoảng 2km với hơn 70 ngôi đền tháp khác nhau mang nhiều nét kiến trúc lịch sử tiêu biểu cho từng giai đoạn phát triển của Champa cổ.
Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại từ khoảng thế kỷ IV dưới thời đại vua Phạm Hồ Đạt, là nơi dùng để thờ cúng thần Linga và Shiva. Sau hai thế kỷ tiếp theo, ngôi đền bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn lớn. Và tới thế kỷ VII, vua Phạm Phạn Chi đã cho xây lại các ngôi đền - di tích còn tồn tại đến ngày nay.
Kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn với thiết kế độc đáo, tinh xảo, mang đậm dấu ấn được chia làm 6 loại đặc trưng: Phong cách cổ, Hòa Lai, Mỹ Sơn, Ponagar, Đồng Dương và phong cách của người dân Bình Định. Khi đi du lịch thánh địa Mỹ Sơn, du khách sẽ thấy đặc điểm của dạng kiến trúc này đó là các tượng khắc bằng đá, tượng thần Siva, tượng khắc các vũ nữ đang múa theo phong cách Champa.
Thánh địa Mỹ Sơn với hơn 70 ngôi đền được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ mang nhiều dòng chữ quan trọng bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm. Di tích này đã bị quên lãng cho đến năm 1885, một người Pháp cùng đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra khu di tích nằm ẩn mình trong rừng, giữa lòng thung lũng xung quanh được 2 ngọn núi hùng vĩ che chở.
Ngoài ra, ấn tượng đặc biệt khác khiến thánh địa Mỹ Sơn nổi tiếng đó chính là phần gạch dùng để xây nên các tòa tháp cổ. Những viên gạch được nung và cắt khối, sau đó xếp chồng lên nhau một cách khéo léo mà không hề sử dụng bất kỳ các loại chất kết dính nào. Trải qua nhiều thế kỷ, công trình thánh địa Mỹ Sơn không bị phong hóa mà chỉ bị nứt một phần rất nhỏ.
Thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Nhưng những gì còn lại ở nơi đây vẫn là vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc độc đáo mang nét riêng biệt của người Champa. Chính điều này mà đã thu hút sự tò mò của du khách trong và ngoài nước tới đây tham quan và khám phá.
Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ mang đậm nét kiến trúc riêng biệt mà nơi đây còn mang đậm nét văn hóa của người Chăm với những vũ điệu Chăm nhẹ nhàng, uyển chuyển. Độc đáo với những vũ điệu dâng lễ chính là điệu múa thiêng hướng vọng thần linh ở các ngôi đền tháp. Du khách sẽ thấy những cô nàng vũ nữ Chăm thường đội trên đầu cây nến, nước, hoa trái, trầu cau để dâng mừng trông thật sống động.
Hay điệu múa Apsara là điệu múa dành cho sân khấu. Sự uyển chuyển, mượt mà ca ngợi vẻ đẹp, những đường cong tuyệt mỹ mà tạo hóa đã ban tặng cho các người đẹp dễ dàng đi vào lòng du khách khi tới Mỹ Sơn. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc như nghệ thuật diễn xướng dân gian, điệu múa cắn lửa, vũ điêu dâng lễ, múa đội nước… Chắc chắn sẽ không khiến du khách tới đây thất vọng. Nơi đây cũng là điểm đến thu hút nhiếp ảnh gia yêu thích sự huyền bí, riêng biệt ở thánh địa. Là một trong những địa điểm cho những phượt thủ thích tìm hiểu và khám phá, dừng chân tại đây để chụp vài tấm ảnh kỉ niệm với bạn bè hay người thân.
Bài viết: Minh Tuệ
Ảnh: Nguyễn Kỳ Anh