Đầm Quảng Lợi cách thành phố Huế về phía bắc chừng 30km, thuộc xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, là một trong những khu đầm nằm trong hệ thống đầm của phá Tam Giang, có diện tích gần 800 ha.

Bầu trời và mặt nước đầm Chuồn như được nhuộm màu hồng cam lãng mạn, mộng mơ. Bản quyền ảnh: Văn Việt

Để đón bình minh trọn vẹn nhất, du khách nên đến đầm Quảng Lợi từ khoảng 4h-4h30 để tìm hiểu cuộc sống người dân qua buổi họp chợ sớm, thưởng thức các món ăn độc đáo bản địa. Khi mặt trời chưa lên, một vùng đồi núi, nước non chìm trong làn sương mờ ảo, điểm xuyết là những chiếc thuyền nhỏ, đẹp như bức tranh thủy mặc. Tiếng người đi chợ trò chuyện, gọi nhau rộn ràng, lao xao. Dần dần, phía đông bừng lên sắc hồng, rồi chuyển sang cam, cam đỏ lộng lẫy. Mặt trời rực rỡ nhô lên soi sáng và sưởi ấm không gian, báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu với tất cả mọi người.

Hoặc chúng ta có thể thuê người dân dùng xuồng máy chở đi vòng quanh đầm, hóng gió, chiêm ngưỡng và chụp những khung hình nên thơ trên sóng nước cùng những ngôi làng nằm bình yên bên bờ.

Vời các nhiếp ảnh gia hay người mê chụp ảnh cũng vậy, để có thể bắt trọn những khoảnh khắc "vàng" này, họ phải thức dậy thật sớm. Người nào có điều kiện phương tiện đi lại thì sẽ đến đầm Quảng Lợi theo cách riêng của mình, hoặc thường rủ vài tay máy đi cùng để thêm vui. Với tôi, cũng là một người đã nhiều lần chụp ảnh bình minh tại đầm Quảng Lợi, cái khó nhất là lảm sao "bắt" được khoảnh khắc những tia nắng đầu tiên được tỏa sáng xuống đầm, hay những thời khắc "vàng" là lúc ánh quang mặt trời đổi màu.

Đầm Quảng Lợi cách thành phố Huế về phía bắc chừng 30km, thuộc xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Bản quyền ảnh: Văn Việt

Cũng có những hôm lặn lội đường xa chạy thục mạng cho kịp giờ mặt trời lên, nhưng khi đến được đầm thì mây dày đặc che kín đường chân chơi, cái mà giới nhiềp ảnh thường gọi là trời.. xịt! Nói vậy để thấy rằng, không đơn giản để có thể chụp được những bức ảnh hội tụ đầy đủ các yếu tố đẹp nhất. Qua đó cũng cho thấy các tay máy thường vất vả như thế nào khi chụp hình lúc bình minh. Với nhiếp ảnh trẻ Văn Việt (Đà Nẵng) cũng vậy, những bức ảnh chụp bình minh đầm Quảng Lợi cũng phải được ảnh đầu tư khá nhiều thời gian và công sức...

Vietnam Beauty xin trân trọng giới thiệu bộ ảnh bình minh đầm Quảng Lợi của Nhiếp ảnh trẻ Văn Việt:

Đầm Quảng Lợi là một trong những khu đầm nằm trong hệ thống đầm của phá Tam Giang, có diện tích gần 800 ha. Bản quyền ảnh: Văn Việt
Không giống ngư dân vùng biển khác, ngư dân ở đây đa phần là dân vạn đò, sống với con nước, thuyền là nhà, cuộc sống mưu sinh của họ là nghề đánh bắt cá tôm quanh khu vực đầm Quảng Lợi (Thừa Thiên Huế). Bản quyền ảnh: Văn Việt
hời điểm bình minh nơi này từ 5h30’ đến 7h sáng. Bản quyền ảnh: Văn Việt
Với một vẻ đẹp khó cưỡng của Phá Tam Giang nên việc được trải nghiệm ngắm bình minh tại nơi này không còn gì có thể tuyệt vời hơn. Bản quyền ảnh: Văn Việt
Phá Tam Giang là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, và cũng là một trong những điểm du lịch đẹp hấp dẫn bậc nhất ở Huế. Nơi đây mang trong mình một vẻ đẹp hoang sơ, vắng lặng khiến du khách ai cũng phải vỡ òa thán phục. Bản quyền ảnh: Văn Việt
Phá Tam Giang là vùng nước lợ có diện tích lớn bậc nhất ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nơi này có độ sâu từ 2 – 4m, có những nơi sâu tới 7m. Thảm động thực vật ở đây rất phong phú và nhiều nguồn gen đặc biệt, có thể vì thế mà nơi này cứ mãi không bị mất đi vẻ đẹp hoang sơ, vắng lặng. Bản quyền ảnh: Văn Việt
Bản quyền ảnh: Văn Việt
Người dân tại đây chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy – hải sản. Vì thế, những phiên chợ nổi luôn nô nức; nhộn nhịp tiếng người hòa với tiếng sông nước; là một trong những hoạt động bạn nên tham gia trải nghiệm. Các phiên chợ nổi bắt đầu họp từ lúc 4 giờ sáng và kết thúc sau đó khoảng 2 tiếng, ngay khi mặt trời kéo lên cao. Các thương lái là những ngư dân lành nghề chắc chắn sẽ là người hướng dẫn các bạn chọn mua thủy – hải sản sao cho tươi ngon nhất mà lại phù hợp với túi tiền.
Bản quyền ảnh: Văn Việt