Để tìm kiếm một địa danh hấp dẫn để khám phá khi du lịch Đà Nẵng sẽ không quá khó khăn bởi nơi đây sở hữu vô vàng cảnh đẹp, hội tụ đủ tinh hoa đất trời. Những đối với nhiều bạn trẻ, du lịch là để khám phá ra những địa điểm mới, những nơi đã bị thời gian lãng quên thì không thể bỏ qua cầu Vòm Đồn Cả đẹp hút hồn ngay cạnh Đà Nẵng.Tựa như vải lụa mềm uốn lượn trên vách núi, Đèo Hải Vân là cung đường nối liền giữa thành phố Đà Nẵng và thành phố Huế đã trở thành một địa danh hấp dẫn không thể bỏ qua của những phượt thủ.

Đèo Hải Vân đẹp đến nghẹt thở với một bên là núi cao hùng vĩ, một bên là vực sâu muôn trượng cùng cung đường tử thần với nhiều khúc cua gắt như cùi chỏ và những con dốc cheo leo, khúc khuỷu trên vách núi vực cao. Đứng trên đèo, chúng ta có thể nhìn ngắm được không gian bao la, rộng lớn của núi non biển cả hùng vĩ, thơ mộng. Cung đường còn chia đôi khí hậu của hai vùng đất từ địa danh Hải Vân Quan với một bên nóng bức hướng về thành phố Đà Nẵng năng động, phát triển và một bên mát lạnh hướng về Thành phố Huế mộng mơ.

Nhờ đó, Đèo Hải Vân đã trở thành tứ đại đỉnh đèo đẹp nhất Việt Nam và lọt vào top 10 cung đường ven biển đẹp nhất thế giớ theo bình chọn của tờ Guardian năm 2015.

Tuy nhiên, nơi đây còn ẩn giấu nhiều bí mật khác chờ đợi sự khám phá của con người, trong những bí mật đó phải kể đến một địa danh đẹp như phim Hollywood là Cầu Vòm Đồn Cả.

Nhắc tới Đà Nẵng, mọi người nghĩ ngay đến thiên đường ăn chơi với vô vàn view sống ảo cực chất cùng hoạt động vui chơi nghỉ dưỡng hiện đại. Song, mấy ai biết rằng, phía sau một Đà Nẵng năng động như thế vẫn còn tồn tại một vết tích của thời gian, một cánh cổng nối liền quá khứ và hiện tại - cầu Vòm Đồn Cả.
Nằm giáp ranh giữa thành phố Đà Nẵng và Huế, cầu Vòm Đồn Cả khiêm tốn tựa lưng dưới chân đèo Hải Vân. Mặc dù ở cạnh khu di tích Đồn Cả và Ga Bãi Bắc (ga Hải Vân Bắc) song nơi này ít được biết đến bởi khách du lịch do vị trí khó tìm, nằm khép mình dưới chân đèo.
Nằm tách bạch dưới chân đèo hùng vĩ, cầu Đồn Cả mang nét đẹp thanh tịnh, tách biệt hẳn với nơi phố thị ồn ào, hối hả. Cây cầu cổ kính nằm vắt ngang qua đèo, dưới chân cầu là dòng suối nhỏ, được ôm trọn bởi sắc xanh mướt của núi đồi, tạo nên điểm đến độc đáo, khiến du khách “yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên”.
Cây cầu Vòm nằm nép mình dưới chân đèo hùng vĩ
Khung cảnh hai bên đường thơ mộng tựa như thước phim truyền hình.

Đây không phải là khu du lịch nổi tiếng, không bán vé, không có hướng dẫn chỉ đường, lối đi cũng rất khó tìm nhưng lại là một địa điểm tuyệt vời cho những ai thích khám phá những điều mới lạ. Men theo con đường tàu bạn sẽ như lạc vào một đất nước xa xôi nào đó với không gian yên tĩnh, hai bên đường là những bụi rậm xanh mướt, tiếng chim hót ríu rít trong từng bụi cây, tất cả tạo nên bức tranh bình dị nhưng đầy màu sắc. Dọc trên đường đến cầu Vòm Đồn Cả bạn có thể chiêm ngưỡng được nhiều loại hoa thi nhau đua nở, hay ngồi nghĩ ngơi ngắm cảnh dưới những tảng đá nhỏ, đây cũng là địa điểm sống ảo hấp dẫn của nhiều bạn trẻ

Nằm tách mình khỏi thế giới hiện đại ồn ào, náo nhiệt. Cầu vòm Đồn Cả mang vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng nằm dưới cung Đèo Hải Vân, cạnh khu di tích Đồn Cả hay còn gọi là Ga Hải Vân Bắc, điểm dừng chân của tuyến đường sắt Bắc Nam, nối liền ga Lăng Cô của Huế và ga Hải Vân của Đà Nẵng.

Cây cầu vắt ngang trên Đèo Hải Vân được xây dựng để nối liền tuyến đường sắt Bắc Nam, phía dưới cầu là con suối nhỏ, nước chảy nhẹ nhàng thơ mộng. Xung quanh nơi đây được bao phủ bởi sơn lâm hùng vĩ, bao la, rậm rạp.

Đường di chuyển đến cầu Vòm Đồn Cả khá khó đi. Đầu tiên bạn di chuyển từ Đà Nẵng lên đỉnh Hải Vân Quan rồi đổ đèo hướng về phía vịnh Lăng Cô. Sau khi qua khỏi hầm thông gió chừng 100m, trước khi đến cầu Đồn Nhì, hãy chú ý phía tay phải có một con đường nhỏ bằng bê tông lẫn khuất trong rừng cây, bạn rẽ vào đó và tiếp tục đi hết con dốc ngoằn ngoèo dài hơn 2km.
Theo con đường này bạn bắt gặp đường sắt và ga Hải Vân Bắc. Tại đây hãy gửi lại xe tiếp tục trekking theo con đường sắt lọt thỏm giữa rừng cây. Bạn cứ men dọc theo đường tàu dài khoảng 1km là sẽ thấy cây cầu hiện ra trước mắt.
Đoạn đi qua cây cầu này khá hẹp, chỉ vừa đủ cho đoàn tàu chạy qua.
Cây cầu vẫn mang nét cổ kính.

Khi đi ngang địa danh lịch sử nổi tiếng (Hải Vân Quan), chạy về hướng Lăng Cô Huế chừng 5km, bạn sẽ thấy một con đường nhựa nhỏ bên tay phải (con đường nhỏ và hơi dốc, các bạn nên chọn loại xe số di chuyển để đảm bảo an toàn). Đi hết đường, các bạn sẽ bỏ xe lại và đi bộ vào Ga Hải Vân Bắc, dọc theo hướng đường ray xe lửa về hướng tay mặt chừng 700m sẽ thấy cây cầu rất lớn bắc ngang qua con suối nhỏ với mái vòm cong như cánh cổng trời hay những cung điện nguy nga, tráng lệ trong phim thần thoại Hy Lạp.

Con suối nhỏ cùng dòng nước mát lạnh, trong vắt cứ rì rào chảy liên tục từ ngày này qua ngày khác bỗng tung bọt nước trắng xóa khi chạm phải một tảng đá lớn. Hàng cây mát rượu bao quanh cùng với tiếng hót líu lo của chú chim gọi bầy mang đến cho ta sự nhẹ nhàng, bình yên. Ngồi dưới con suối, hướng tầm mắt nhìn lên chiếc cầu như cánh cổng trời to lớn, được xây dựng theo lối kiến trúc cổ điện, độc đáo làm ta như lạc bước vào một thế giới khác, thế giới thần tiên vừa hùng vĩ, vừa cổ kính, nên thơ.

Khi ánh mặt trời lên chiếu qua hàng cây, tán lá và chiếu qua cánh cổng thiên đàng ấy càng làm cảnh vật mang thêm màu sắc thần thoại của những câu chuyện ngày xửa ngày xưa. Những trụ cột to lớn, vững chắc cùng mái vòm cổ điển mang màu của thời gian, khung cảnh làm say đắm con người, làm ta không muốn rời bước.

Điều thú vị trong hành trình chinh phục cầu Vòm Đồn Cả Đà Nẵng là khung cảnh hai bên đường. Xung quanh là những bụi rậm xanh mơn mởn cùng nhiều loại hoa dại khoe sắc. Thỉnh thoảng bạn còn được nghe thấy tiếng chim ríu rít, ngỡ như lạc trong thước điện ảnh Hàn Quốc.
Và nếu bạn còn tiếc nuối khi chưa được check-in với đường tàu ở Hà Nội thì đây là cơ hội cho bạn. Đường tàu trải dài dọc đường đi với view núi đồi hùng vĩ là khung hình sống ảo chất lừ làm đốn tim người cầm máy.
Dù đường đi khó khăn nhưng một khi chiêm ngưỡng tận mắt cây cầu Đồn Cả, mọi mệt nhọc như tan biến trước cảnh đẹp mê hồn.
Nhìn qua cây cầu, đặc biệt từ trên cao nhìn xuống, nó khiến bạn liên tưởng ngay đến đường ray Glenfinnan, Lochaber, Scotland trong bộ phim Harry Potter kinh điển. Cây cầu Vòm này như một phiên bản thu nhỏ của đường ray với 21 vòm nổi tiếng đưa đón những cô cậu học sinh của trường Hogwarts.

Tôi đứng chờ đoàn tàu chạy qua cũng như giây phút chị em bé Liên và bé An (trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam) chờ đợi một điều kì diệu đến với mình. Con tàu sắt ngoằn nghèo, uốn lượt chầm chậm lướt đi trên đỉnh đèo như con rắt khổng lồ bò trườn trên tấm thảm xanh ngắt của núi rừng, lâu lâu hú lên vài tiếng còi inh ỏi như cảnh báo những loài sinh vật khác, nhưng cũng có thể chỉ để thị uy, tỏ rõ sức mạnh và sự uy nghiêm của chính mình. Đoàn tàu qua nhanh, giây phút thần tiên ngắn ngủi chưa đầy 5 phút. Và muốn lặp lại cảm giác ấy, chúng ta lại phải đợi thêm 45 phút nữa cho chuyến tàu tiếp theo.

Những lúc đoàn tàu đi qua, tôi cảm thấy đây chính là nơi giao thoa hài hòa giữa vẻ đẹp giữa thiên nhiên và con người mà thành. Con người đã chịu thiên nhiên một bước khi không phá hỏng con suối của núi rừng, thiên nhiên vì vậy cũng đền ơn con người bằng một cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng như xử sở thần tiên. Xung quanh cầu vòm được bao bọc bởi núi rừng hùng vĩ, màu xanh của thiên nhiên càng làm các cột trụ bằng đá nổi bật giữa một góc trời. Nằm ẩn sâu núi rừng là vậy, nhưng nơi đây cũng được rất nhiều bạn trẻ tìm đến để thưởng thức. Hôm tôi đi, một nhóm học sinh 12 từ thành phố Đà Nẵng tìm đến nơi này để vui chơi cùng nhau. Các em vừa tắm suối vừa nướng thịt và đùa giỡn. Một tuổi thơ thật dữ dội và nhiều kỉ niệm, những điều mà các trẻ em thành phố có ước ao cũng không thể tìm được trong những quán trà sữa máy lạnh.

Cây cầu được bao quanh bởi núi đồi với hàng cây xanh mơn mởn, họa lên bức tranh sống động. Bên tai tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim muông râm ran hay tiếng lá cây xào xạc tạo nên bản giao hưởng âm thanh của thiên nhiên lãng mạn.
Cây cầu cổ kính in dấu thời gian dưới sắc xanh của cỏ cây đẹp không thua kém bất kỳ cảnh quay Hollywood nào. Nếu may mắn thấy đoàn tàu đi ngang qua, khung cảnh ấy chắc chắn khiến bạn vỡ òa.
Cây cầu Vòm Đồn Cả vốn là cây cầu xe lửa, được thiết kế với cấu trúc chân cầu tạo thành các khoang mái vòm với những cột đá chống sừng sững. Cây cầu bắc ngang con suối nhỏ mát lành cùng đường ray uốn lượn đâm về phía núi giống như cổng trời nhìn ra thảm xanh trùng điệp của đèo Hải Vân.
Vào những ngày đẹp trời, bạn được chứng kiến khung cảnh ánh mặt trời phản chiếu dưới gầm cầu tạo nên tia sáng lấp lánh hắt lên tựa như dải ngân hà. Để có những bức hình check-in độc đáo nhất, hãy chờ khi tàu hỏa chạy qua.
Khoảng 30 phút sẽ có chuyến tàu (cuối tuần là 15 phút). Nếu bạn muốn background “tàu anh qua núi” thì đây là cơ hội tuyệt vời. Khi nghe tiếng tàu từ xa vọng lại, hãy canh máy và chuẩn bị tư thế là bạn có ngay chiếc ảnh xịn sò để khoe với chúng bạn.
Cầu Vòm không phải là điểm vui chơi như nhiều địa danh du lịch Đà Nẵng khác nhưng đến đây bạn sẽ không bao giờ thấy nhàm chán. Khung cảnh tráng lệ hòa hợp với nét cổ xưa của cầu khiến bạn say mê.
Nơi đây chỉ là điểm dừng chân cho những bạn yêu thích khám phá. Tuy nhiên, nếu đi cùng bạn bè bạn cũng có thể mua nước uống hay đồ ăn để làm bữa tiệc picnic ngoài trời. Một bữa tiệc nướng dưới chân cầu, bên cạnh là khung cảnh núi non hùng vĩ, phía trên là đường tàu chạy là trải nghiệm khó quên.
Đoàn tàu đang vào ga Hải Vân Bắc. Ở đây cũng có một số vững nước nông và trong, thích hợp cho bạn nhảy xuống tắm. Một lưu ý là tại đây không có người dọn vệ sinh nên khi ăn uống xong nhớ dọn sạch để đảm bảo mỹ quan.

Tôi tin chắc rằng, khung cảnh này sẽ là món quà xứng đáng để bạn vượt qua quãng đường xa xôi hiểm trở tìm về. Bạn sẽ được ngồi dưới tán cây rừng mát mẻ, nhìn ngắm những đoàn tàu vụt qua trước mắt, lắng nghe tiếng suối chảy dưới chân mình, nghe tiếng chim kêu và tiếng lá cây rừng vui ca cùng gió,… Bạn sẽ được sống lại trong bầu không khí trong lành, mát rượi, tách biệt với cuộc sống hiện đại, nhộn nhịp, tất bật để thấy lòng mình vô cùng nhẹ nhàng, bay bổng và lưu luyến mãi không muốn rời bước.

Bùi Văn Hải