Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km, chợ nón làng Chuông họp ngay trước cổng tam quan chùa làng. Như các phiên chợ quê khác, chợ Chuông cũng bán đủ rau, cà, cá, muối… Chỉ vào các ngày phiên, chợ mới thành “Vương quốc nón lá” khi cơ man nào là nón thành phẩm cùng các nguyên liệu làm nón mang về bày bán.

… nơi còn đó những lều chợ nguyên màu thời gian và là nơi bán cật nứa, chỉ màu, các loại nguyên liệu làm nón Chuông.

Chợ phiên họp từ rất sớm, thường 6h sáng đã rất đông người. Mỗi góc phiên chợ bán một thứ nguyên liệu làm nón riêng. Nếu phía đầu chợ rực lên sắc đỏ của cô hàng dây cước, dây len…, thì ở góc khác, lại là nơi bán cật nứa vót nhỏ, chia 2 màu trắng - đỏ làm vòng nón.

Một chiếc nón Chuông có 16 vòng, có thới 15 vòng dùng cật trắng, chỉ có vòng cạp mới sử dụng cật đỏ, làm nổi bật chiếc nón. Ngoài ra, nón Chuông cần độn thêm một lớp mo lành hanh (còn gọi là vầu, cây họ nhà tre) ở giữa, tạo độ cứng. Thế nên chợ Chuông có vài người chuyên gom bán loại mo này.

Là một ngôi làng cổ, chợ nón họp trước cổng tam quan chùa làng Chuông, và giếng cổ có tuổi cả trăm năm.
Những người bán mo lành hanh, thứ chất liệu sử dụng lót tạo độ cứng cho chiếc nón…
Bán buôn ngành dệt
Bán lá lụa

Không giống những người bán dây len, cật nứa, mo lành hanh, những người bán lá lụi lại không cần một chỗ ngồi cố định nơi phiên chợ. Họ thường ngồi thành nhóm với nhau, cùng bày bán thứ hàng riêng này nơi sân chùa ngày không mưa. Nắng lên, mưa trút xuống, họ mới rủ nhau chuyển sang ngồi nơi tháp chuông của ngôi chùa làng.

Nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại. Trong ảnh là góc chợ, nơi bán nan tre làm vòng con cho nón.
Những người bán nón xách rong, đội trên đầu, vác trên vai những chồng nón cỡ chục chiếc đi lại khắp khu chợ tìm người mua.
Với những chiếc nón cầu kì, lòng nón được trang trí những họa tiết, hoa lá bằng giấy sắc màu hoặc chỉ khâu nhiều vòng.
Ở làng Chuông, đa số người dân trong làng làm nón lá trắng nhưng cũng có một số ít các hộ còn làm nón quai thao. Những chiếc nón quai thao khi mang ra chợ làng không bán được mà thường nhận đặt làm cho các “liền anh, liền chị” hoặc khách du lịch. Chiếc nón quai thao có kích thước rộng hơn nón thường, có chiếc lên tới 1,4m, chiếc nhỏ cũng 70cm.

Được lấy từ các vùng đồi núi Thanh Hóa, thứ lá làm nguyên liệu chính làm nón Chuông này thường được vò với cát, phơi khô từ 2 đến 3 nắng. Khi lá chuyển màu trắng bạc, người làm nón lại phải miết phẳng trên mặt sắt nung nóng, cho lá phẳng và mịn.

Nức tiếng cả nước bởi độ bền, chắc và đẹp, một sớm cuối tuần về chợ Chuông, chọn cho mình chiếc nón làm duyên và tận hưởng không khí náo nhiệt của chợ quê, một gợi ý đáng tham khảo cho nhiều du khách vào những ngày cuối tuần.

Nguồn: Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam

Link gốc: http://dulich.reatimes.vn/cho-chuong-vuong-quoc-non-la-dep-nuc-tieng-dong-bang-bac-bo-20200306135821838.html