Từ tờ mờ sáng, hàng chục ghe bầu chở rơm đã nằm chờ ở bến, mấy chục xe kéo cũng nối đuôi nhau chờ đến lượt xuất hàng. Cuộc sống lao động mưu sinh diễn ra tấp nập, hối hả và thật đẹp qua từng góc máy của nhiếp ảnh gia Châu Quang Điền.

Chợ rơm Ba Tri không thua gì các cảnh phim đồng quê thơ mộng, hữu tình. Địa điểm này rất thích hợp với các du khách đã quá chán nản với các tọa độ sầm uất, đông đảo tại trung tâm thành phố và mong muốn tìm về địa điểm sở hữu khung cảnh thiên nhiên thanh bình, an yên.

Ngay chân đập Ba Lai thuộc xã Tân Thủy (huyện Ba Tri) là khu bến buôn bán rơm lâu năm nhất trong vùng. Khu chợ có nhiều bến, thường một bến sẽ có khoảng 30 ghe bầu neo đậu để bán hàng. Hoạt động bán hàng thường diễn ra tấp nập nhất trong buổi sáng vì rơm cần được chở đi giao tận nhà, khắp các xã trong huyện Ba Tri.

Rơm được mua gom từ khắp các tỉnh miền Tây như An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang… dồn về đây bán, thường mỗi ghe chở được trên dưới nghìn cuộn rơm, giá thì dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/ cuộn, tùy theo chất lượng.

Xôn xao chợ rơm đẹp như những thước phim ở Ba Tri (Bến Tre).

Khoảng 5 giờ sáng, trời vẫn đang xẩm tối thì những ghe rơm cũng vừa chạm mũi, vào bờ. Sau khi chiếc cầu ván được đặt ngay ngắn, những chiếc xe kéo cũng lùi vào sát mép sông để chuẩn bị nhận hàng. Chốt giá xong, phu bốc vác rơm liền gấp gáp vào việc, người này nối tiếp người kia đi thoăn thoắt trên chiếc cầu ván mỏng manh. Mỗi xe kéo chỉ chở được mấy chục cuộn rơm, sau vài phút đã đầy hàng, cứ xe này ra thì xe khác vào, liên tục.

Một phu bốc vác rơm chia sẻ, tiền công tính theo cuộn, mỗi cuộn một nghìn đồng. Khu chợ có nhiều đội phu với hàng trăm người bốc vác. Nếu có sức khỏe, chăm chỉ thì một ngày mỗi người có thể kiếm được trên 300.000 đồng.

“Rơm phải màu vàng óng hay trắng sáng mới là ngon. Những cuộn rơm thâm là bị ẩm mốc rồi, chỉ để làm nấm chứ bò không ăn được. Mỗi cuộn nặng chừng 15kg, bò ăn được vài ngày nên tôi phải mua cả một xe kéo mới đủ tích trữ” – Một người mua rơm chia sẻ.

Những phu bốc vác rơm chân đi thật điêu luyện trên một tấm ván mỏng.

Một người bán rơm cho biết vì trong khu chợ kẻ mua người bán đều là bạn hàng quen lâu năm nên nhiều người mua chọn tin vào người bán chứ không đến lựa hàng. Người bán cũng vì uy tín và giữ mối nên rơm chất lượng ra sao thì sẽ báo đúng giá. Dù phiên chợ tấp nập nhưng hiếm có cảnh xô bồ, trả giá, mặc cả. Hơn chục năm trước, nghề nuôi bò ở huyện Ba Tri dần hình thành và phát triển. Đến nay đàn bò ở đây đã có số lượng hơn 100.000 con, biến Ba Tri trở thành vùng nuôi bò lớn bậc nhất ở miền Tây.

Ở địa phương có 10 hộ gia đình thì có đến 8 hộ chăn nuôi bò nên nhu cầu rơm trong mùa khô khá lớn. Hiện tại, mỗi ngày tôi dùng xe ba gác chở khoảng 500 cuộn rơm đi giao hàng ở địa phương và các xã lân cận như: An Hiệp, Tân Hưng với giá 28.000 đồng/cuộn.

Diện tích lúa gieo sạ vụ ba ít vì hạn mặn tấn công, người dân Ba Tri lo sợ rơm sẽ khan hiếm nên mua trữ sẵn cho bò ăn lâu dài.

Bò ăn rơm, mà rơm trong vùng không cung cấp đủ nên buộc người nuôi phải mua rơm từ nơi khác về. Có cầu ắt có cung, hai bên bờ sông Ba Lai thuộc xã Tân Thủy (Ba Tri) và xã Thạnh Trị (huyện Bình Đại, Bến Tre) dần xuất hiện những chợ rơm và ngày càng sầm uất. Các chợ rơm đều tự phát, không có tên nên đều được mọi người quen gọi là chợ rơm Ba Tri.

Team sống ảo khi đến chợ rơm tha hồ sáng tạo ảnh cũng như vi vu khắp chốn thoải mái nhằm “săn” thêm vô vàn góc view mới mẻ cho bộ ảnh xịn xò của mình, nhất định sẽ giúp bạn sở hữu các khuôn hình long lanh không kém các thước phim đồng quê thơ mộng, lãng mạn.

Hiện tại nhu cầu rơm cuộn cho bò ăn tại tỉnh Bến Tre tăng cao do đang bắt đầu vào mùa khô và nhiều nơi trong tỉnh chuyển từ sản xuất lúa 3 vụ/năm sang 2 vụ/năm nên lượng rơm bị thiếu hụt.

Anh Bùi Văn Lý, ngụ tỉnh Tiền Giang, chủ của 5 chiếc ghe trọng tải lớn, chuyên dùng chở rơm cuộn từ các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Long An… về bán cho dân nuôi bò ở Bến Tre cho biết, đối với rơm từ máy suốt lúa phun ra mà còn khô ráo thì mua với giá 500.000 – 600.000 đồng/ha. Trung bình, mỗi ha sẽ quấn được khoảng 160 - 170 cuộn. Tuy nhiên, vào đợt thu hoạch lúa Đông Xuân vừa rồi, gặp mưa liên tục nên phần lớn rơm bị ướt. “Tôi phải phơi mới cho vào máy cuộn được. Mặc dù công phơi là rất lớn nhưng cũng không thể tránh được việc trong nhiều cuộn vẫn còn ướt, dễ mục. Vậy nên người mua cần phơi lại sau khi mang về nhà”.

Trên địa bàn huyện Ba Tri, nhiều hộ dân nuôi bò nhưng phần lớn là không có trồng cỏ. “Hàng ngày tôi giao bằng xe ba gác trên 500 cuộn rơm cho người nuôi bò ở hai xã Tân Hưng và An Hiệp vì ở đây ít có nhà nào trồng cỏ lắm” - anh Tâm ở xã An Ngãi Tây, huyện Ba Tri cho biết.

Rơm được máy cuộn chặt thành từng bó nặng khoảng 12kg rồi chở bằng ghe từ miệt vườn Đồng Tháp, Long An, An Giang… về địa phương tiêu thụ. Thương lái bán ngay tại bến giá 26.000 đồng/cuộn và về tới người chăn nuôi tăng thêm 2.000 đồng/cuộn. Tuy nhiên, nhu cầu rơm để chăn nuôi bò trong mùa khô khá lớn vì lượng cỏ bị còi cọc do nắng nóng kéo dài.

Nguồn rơm cuộn nhiều nhất là ở vùng trọng điểm sản xuất lúa trong khu vực như: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, TP. Cần Thơ… Anh Nguyễn Công Lý, Chủ 5 máy gặt đập liên hợp gặt lúa thuê khắp các tỉnh miền Tây cho biết: “Thường thì chỉ có vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè khi máy gặt đập phun ra rơm còn khô ráo thì thương lái mới mua rơm của nông dân với giá từ 500.000 đồng đến 600.000 đồng/ha. Những vụ khác gặp mưa rơm bị ướt nên máy cuộn rất khó, nhiều thương lái không mua rơm của dân. Trung bình 1 ha đất sản xuất lúa sẽ thu được từ 150 đến 160 cuộn rơm. Tuy nhiên, do tốn khá nhiều chi phí như: nhiên liệu, nhân công cuộn rơm, vận chuyển từ trong đồng ra ghe hay xe tải để chuyển về các tỉnh có nhu cầu nên giá bị đội lên khá nhiều”.

Đến với chợ rơm các bạn sẽ có thêm nhiều trải nghiệm lý thú, hấp dẫn cũng như được hòa mình vào không gian an yên, thanh bình mới mẻ.

Bài viết: Minh Tuệ

Ảnh: Châu Quang Điền