Trước thềm năm mới Nhâm Dần, mời độc giả Vietnam Beauty nhìn lại 30 khoảnh khắc đẹp nhất năm 2021 qua lăng kính của các nhiếp ảnh gia Việt.

1. Đua lốp xe (Racing Tires)/ Trần Tuấn Việt

Những đứa trẻ chơi đùa với lốp xe cũ trên đồi cát bay Mũi Né, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Trò chơi đơn giản này được chơi bởi trẻ em trên khắp hành tinh.

2. May lưới (Mending nets)/ Khánh Phan

Gần đây, cái tên Khánh Phan đã không còn quá xa lạ trong giới nhiếp ảnh du lịch, phong cảnh Việt Nam và trong cộng đồng những người đam mê thể loại này. Ảnh Khánh Phan đã xuất hiện trên 100 tạp chí lớn cả về online và offline trên thế giới: Tạp chí Heritage, Solent News & Photo Agency, Fineart America, Shape of color, Asiana magazine; Wanderlust magazine, Geographic Magazine, National Geographic. Đồng thời Khánh Phan cũng đạt nhiều giải thưởng quốc tế lớn: 2019 National Awards’ Winners in Sony World Photography Awards 2019, Drone award 2019 trong khuôn khổ Festival ảnh Siena award 2019, Fineart photo awards 2019, Tokyo International Photo Awards 2020, Travel Category the Sony World Photography Awards 2021…

3. Ruộng bật thang/ Nguyễn Văn Luận

Đại Đức Thích Trí Thành (Thế danh: Nguyễn Văn Luận), sinh năm 1982, hiện là Tăng chúng Chùa Tân Long, xã Tân Thuận Tây, Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Xuất gia Tu học được 17 năm nhưng mang trong mình đam mê nhiếp ảnh và mong muốn mang vẻ đẹp của quê hương đất nước giới thiệu đến với mọi người.

 4. Tuyết Y Tý/ Cáo Ducatista

Khung cảnh trắng xóa ở Y Tý lúc đầu xuân đẹp như một bức tranh cổ tích.

Đầu xuân, du khách từ khắp mọi miền tổ quốc đã chuẩn bị áo ấm, găng tay… để lên đường về miền Bắc ngắm băng giá, tuyết rơi. Có người chọn đi Sapa, có người đi Mẫu Sơn… Nhưng điểm ngắm tuyết đẹp nhất lúc này chính là xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

5. Làng quê Bắc Bộ/ Vũ Anh Dũng

NAG Vũ Anh Dũng, sinh năm 1976, xuất thân từ một làng quê xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Anh là một kỹ sư Tin học và từng công tác tại trường THPT Sơn Tây, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

 

Vũ Anh Dũng là cái tên được nhắc đến nhiều trên các trang mạng xã hội những năm gần đây bởi lối chơi ảnh giản dị, mộc mạc đầy chất hoài niệm về tuổi thơ nơi làng quê Bắc Bộ mang đến cảm xúc riêng và mới lạ cho người xem. Tuy nhiên, vào cuối tháng 10/2021 anh đã ra đi mãi mãi, để lại niềm tiếc thương trong lòng những người hâm mộ.

6. Chùa Trấn Quốc - Hà Nội/ Phạm Hoàng Cương

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ), chùa có lịch sử gần 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.

Phạm Hoàng Cương sinh năm 1977, anh hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

7. Trẻ em cao nguyên đá Hà Giang/ Hoàng Dưỡng

Đâu đó trong những chuyến đi về miền Đông Bắc, người ta chẳng thể nào quên được những đứa trẻ em vùng cao Hà Giang với đôi mắt đen nháy, đôi má ửng hồng, cùng nụ cười giòn tan thơ ngây vang đi trong không gian rộng lớn.

NAG Hoàng Dưỡng sinh năm 1988, anh là học trò của nhiếp ảnh gia Vũ Anh Dũng, hiện anh đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

8. Làng nghề Đan Đó - Hưng Yên/ Khang Chu Long

Du khách như lạc vào không gian làng quê cổ kính khi trải nghiệm làng nghề đan đó 200 năm tuổi tại xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Khang Chu Long tên thật là Nguyễn Đăng Việt. Anh là một trong những nhiếp ảnh gia thuộc thế hệ 8X. Hiện anh là thành viên CLB nhiếp ảnh Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô (Hà Nội). Là người đam mê xê dịch, Khang Chu Long từng đặt chân tới nhiều quốc gia trên thế giới. Anh có những cái nhìn riêng về thiên nhiên, con người Việt Nam bằng những hình ảnh đẹp để giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. Anh cũng được đánh giá cao trong các cuộc thi, triển lãm ảnh quốc tế về con người Việt Nam.

 9. Rớ chồ/ Trần Tuấn Việt

Rớ chồ là nghề truyền thống của ngư dân ở Cửa Đại tỉnh Quảng Nam. Công việc truyền thống này thường hoạt động vào mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7 âm lịch. Sau khi hạ lưới trong nhiều giờ và sử dụng đèn để thu hút tôm cá, ngư dân nâng lưới lên và đội nón vát chèo thuyền phía dưới, mở các lỗ nhỏ để thu thập thủy sản. Công việc thường bắt đầu từ đêm hôm trước đến sáng hôm sau. Nếu may mắn, họ có thể kiếm được khoảng 200.000 đồng cho một đêm làm việc.

10. Making Soy Sauce/ Khánh Phan

Làng nghề tương bần Hưng Yên cách Hà Nội khoảng 25km thuộc thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên được ghi lại thật đẹp qua ống kính của nữ NAG tài năng Khánh Phan.

11. Bến cá Tân Sơn – Thái Bình/ Tô Mạnh

Bến cá Tân Sơn, thuộc địa phận thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Nhiếp ảnh gia Tô Mạnh, tên thật là Tô Quang Mạnh, sinh năm 1965. Anh tốt nghiệp Khoa hội họa ĐHSP Nghệ thuật Trung ương và hiện là giáo viên trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Khu 7, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. NAG Tô Mạnh còn góp mặt trong một số phim nhựa với vai trò là Họa sĩ bối cảnh như: Khúc mưa, Thầu chín ở Xiêm…

12. Chợ cá sáng sớm ở biển Tam Tiến - Quảng Nam/Trần Tuấn Việt

Chợ cá trên bãi biển Tam Tiến thuộc huyện Núi Thành cách TP Tam Kỳ khoảng 15 km. Khung cảnh họp chợ thật nhộn nhịp của ngư dân Quảng Nam vào buổi sáng hiện lên chân thực dưới ống kính của NAG Trần Tuấn Việt.

13. Hồ Sapa/ Cáo Ducatista

Nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 350km, Sapa là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất cả nước. Với độ cao 1.650 mét, thị trấn Sapa nằm ẩn mình trong một thung lũng được bao quanh bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn. Đứng tại thị trấn, bạn có thể chiêm ngưỡng đỉnh cao nhất của đất nước, đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ.

14. Following mother across the field/ Khánh Phan

Khung cảnh quê hương thanh bình của người nông dân Việt Nam thật đẹp dưới góc nhìn của NAG Khánh Phan.

15. Làng hoa Sa Đéc/ Nguyễn Văn Luận

Làng Hoa Sa Đéc được cho là một trong những nơi cung cấp hoa lớn nhất miền Tây và cả nước.

Ở miền Tây, làng hoa Sa Đéc được mệnh danh là thủ phủ hoa. Không chỉ với tư cách là một vựa hoa lớn cung cấp hoa cho toàn bộ khu vực Nam Bộ mà còn nơi đây được biết như một điểm du lịch mê hoặc lòng người.

16. Cầu Đông Trù / Lạc Cơ

Nhiếp ảnh gia Lạc Cơ cùng bạn bè rong ruổi khắp những con đường, con ngõ, vì thế, ánh sáng của đêm Hà Nội là một phần không thể thiếu đối với anh và bạn bè trên từng cung đường. Anh Lạc Cơ kể: "Đứng trên những điểm cao nhìn xuống, thành phố rực rỡ sắc màu. Còn đi vào từng con đường, hệ thống chiếu sáng được thiết kế với những nét hoa văn quyến rũ, dịu nhẹ nhưng vẫn đầy đủ màu sắc. Nhiều khi cả nhóm dừng lại để ghi hình những khoảnh khắc lung linh trên tuyến phố từng qua."

17. Nghề làm nước mắn ở Bình Thuận/ Trần Tuấn Việt

Một người nông dân làm nước mắm truyền thống ở Bình Thuận, một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Nước mắm được sử dụng như một loại gia vị chính trong các món ăn ở Việt Nam, được làm từ cá và muối, đựng trong những chiếc chum lớn và ướp cẩn thận trong vài tháng. Nước mắm xuất hiện trong mọi bữa ăn của gia đình Việt Nam, là một thành phần thiết yếu để làm cho món ăn thêm hương vị.

18. Running on the sand hill/ Khánh Phan

Nằm cách thành phố Phan Rang khoảng 8km, đồi cát Nam Cương từ lâu đã là điểm đến được nhiều du khách biết tới và không thể bỏ qua trong chuyến hành trình đến với Ninh Thuận.

 19. Lưới vây – Phú Yên/ Thích Trí Thành

Hòn Yến (Phú Yên) không chỉ đẹp mê hồn bởi khung cảnh hoang sơ mà còn là một tuyệt tác nghệ thuật độc đáo vào mỗi mùa lưới vây về.

Ngoài những khung cảnh hoang sơ hay cảnh bình minh hoàng hôn rực rỡ thì vào mùa lưới vây ở Hòn Yến cũng là một tuyêt tác mà bạn nên chiêm ngưỡng khi tới đây.

20. Rớ cá Quảng Nam/ Thuận Võ

NAG Thuận Võ tên thật là Võ Văn Thuận, sinh năm 1988, quê ở Tp. Huế. Anh bắt đầu tìm tòi và học hỏi về nhiếp ảnh vào năm 2017.

21. Mặt trời của mẹ/ Giang Thủy

NAG Giang Thủy tên là Giang Thị Thanh Thủy, hiện cô đang sinh sống tại Hà Nội. Cô đam mê chụp ảnh từ rất lâu, nhưng mãi đến khi con cái đã trưởng thành thì cô mới bắt đầu cuộc hình trình khám phá những vùng đất mới.

22. Đẩy xiệp – Quang Lang (Thái Bình)/ Vũ Hà Nam

Đẩy xiệp (te) là một cách đánh bắt hải sản độc đáo của cư dân vùng biển Quang Lang. Hình ảnh những ngư dân đẩy xiệp trên biển là một điểm nhấn cho vùng biển này.

23. Hầm muối Tuyết Diêm – Sông Cầu (Phú Yên)/ Lê Chí Trung

Với tuổi đời 150 năm, muối hầm Tuyết Diêm (xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) là thương hiệu nức tiếng xa gần bởi sự tinh khiết, hương vị đậm đà. Để làm ra những hạt muối trắng xóa như bông tuyết ấy là cả một quá trình vô cùng nhọc nhằn, gian nan.

24. Tượng phật bằng đồng cao nhất Châu Á – Sapa (Lào Cai)/ Thi Nguyễn

NAG Thi Nguyễn sinh năm 1988, hiện anh đang sinh sống và làm việc tại một ngân hàng ở Hà Nội.

25. Chùa Cầu Hội An/ Nguyễn Xuân Anh

Bắt đầu từ khoảng 6h tối, khắp các con đường ở phố cổ, trong những cửa hàng, cây cầu bên sông những chiếc lồng đèn được thắp sáng lung linh. Muôn sắc của những chiếc đèn lồng với nhiều kiểu dáng như thuôn dài, trụ tròn, tam giác, lục giác, bông sen, ông sao… tỏa sáng tạo nên một Hội An đặc biệt.

26. Bãi Bàng – Phú Yên/ Nguyễn Phước Hoài

NAG Nguyễn Phước Hoài, sinh năm 1986, là nhân viên ngân hàng đang sinh sống và làm việc tại Quy Nhơn. Anh là một trong ít những nghệ sĩ trẻ của Việt Nam có nhiều giải thưởng nhiếp ảnh uy tin trong nước và quốc tế.

27. Thác Hang Én K50/ Nguyễn Trung

Những con thác hùng như thác Bản Giốc, thác Dray Sáp, thác Dray Nur, thác Pongour... trong đó, một cái tên hết sức đặc biệt là thác K50, cái tên thác nghe rất đơn giản nhưng vẻ đẹp phải nói là tuyệt vời, hoang sơ, nằm trong rừng già nguyên thủy của khu bảo tồn Kon Chư Răng.

K50 có độ cao khoảng 54m, tùy theo mùa, thác có độ rộng từ 20m đến 100m. Từ trong lòng núi, thác nước chảy xiết, mạnh xuống con suối dài.

28. Làng quê ở Huế/ Lê Đình Hoàng

Làng La Chữ, phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là quê hương của chàng nhiếp ảnh gia 9x.

Tác giả của bộ ảnh làng quê nơi xứ Huế khiến bao nhiêu người nao lòng đó là nhiếp ảnh Lê Đình Hoàng (SN 1993, Thừa Thiên Huế). Anh cho biết, do mình được sinh ra và lớn lên ở làng quê, những cảnh bình yên đấy đã thôi thúc anh càng thêm yêu quê hương mình hơn, nên anh đã chuyển qua hướng riêng cho mình là chủ đề ảnh về làng quê. Và càng chụp anh càng gần gủi được với mọi người, và cảm thông được những gì họ đã và đang trải qua những khó nhọc của họ, từ đó anh đã có động lực thôi thúc nhiều hơn về chủ đề ở làng quê.

29. Buổi thiết triều cung đình Huế/ Lê Minh

Buổi thiết triều đầu năm mới tại điện Thái Hòa trong hoàng cung Huế dưới triều Nguyễn đã được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tái hiện dưới hình thức sân khấu hóa.

Tại không gian điện Thái Hòa, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tái hiện lễ thiết triều thời Nguyễn bằng hình thức sân khấu hóa.

 30. Cá kho làng Vũ Đại/ Nguyễn Đức Phước

Món cá kho làng Vũ Đại được chế biến công phu với thời gian lên đến 14 tiếng cùng hơn 10 loại gia vị khác nhau đã rất nổi tiếng và trở thành đặc sản của vùng đất Hà Nam. Thưởng thức món cá này, bạn sẽ cảm nhận được độ đậm đà thấm đều trong từng thớ thịt cá, thơm ngon đến khó cưỡng.

Làng Vũ Đại thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, có truyền thống kho cá từ rất lâu đời. Cá kho làng Vũ Đại có nhiều tên gọi khác nhau như: Cá kho Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu, cá kho Hà Nam... nhưng dù tên gọi nào thì món cá kho này cũng có nét đặc trưng khắc biệt.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các nhiếp ảnh gia đã đồng hàng cùng Vietnam Beauty trong suốt thời gian qua. Kính chúc quý nhiếp ảnh gia năm mới 2022 An khang thịnh vượng – Vạn sự như ý!

Bài viết: Minh Tuệ

Ảnh: NVCC