Làng nghề hấp cá ở Quy Nhơn là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời mang đậm dấu ấn miền Trung. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với nguồn cá dồi dào, giá rẻ với những bãi biển xinh đẹp. Cùng nhiếp ảnh gia Nguyễn Thành Trung trải nghiệm về thăm làng nghề hấp cá ở Quy Nhơn nhé!

Từ lâu đời người dân ven bến Hàm Tử – Quy Nhơn đã sản sinh ra nghề hấp cá bán cho khách hàng.

Chạy dọc theo dải chữ S Việt Nam, theo những bước chân khám phá bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống, văn hóa của những làng nghề truyền thống nổi tiếng của Việt Nam. Người dân không biết làng nghề cá hấp ở Quy Nhơn có từ bao giờ. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, cuộc sống người dân cải thiện tốt hơn cũng nhờ vào làng nghề. Cá được thuyền đem vào bờ, được các lò hấp thu mua, có nhiều loại cá khác nhau như cá nục, cá thu, cá ngừ, cá mực…

Làng hấp cá Quy Nhơn cũng là một trong những làng nghề truyền thống mang đậm dấu ấn của người miền Trung và được nhiều người biết đến.
Đến với chợ cá ven bến Hàm Tử, bạn sẽ bắt gặp ngay mùi cá hấp thơm nồng tỏa ra từ cả chục lò hấp cá lớn nhỏ khác nhau.

Du khách bước tới khu chợ ven bến Hàm Tử đã ngửi được mùi thơm cá hấp bốc lên ngào ngạt. Nhiều tấn cá ngoài khơi đưa vào bờ được nhanh chóng di chuyển tới lò hấp để sơ chế giữ nguyên vẹn thơm ngon, tươi nguyên vẹn của cá.

Hàng chục tấn cá cơm, cá nục tươi xanh đã cập bến và được sơ chế để đưa ngay vào lò hấp sao cho giữ trọn độ tươi ngon, với vị béo nồng của hải sản.
Trải qua hơn nửa thế kỷ, làng nghề hấp cá ở Quy Nhơn đã được ươm mầm và cha truyền con nối từ bao nhiêu thế hệ nối tiếp nhau.

Cá được làm sạch trải qua nhiều công đoạn khác nhau như đánh vảy, mổ ruột, làm sạch, cắt lát. Sau đó, cá được công dân xếp ngay ngắn vào rổ tre chờ đem đi hấp. Vì số lượng cá khá nhiều, yêu cầu công đoạn làm sạch phải nhanh, cẩn thận, sơ suất một chút có thể đứt tay.

Khi cá được đem về, những nhân công ở đây sẽ phải làm sạch cá qua những công đoạn như: đánh vảy, mổ ruột, cắt lát và sau đó xếp vào ngăn nắp trên các rổ tre để chờ cho vào lò hấp.
Vì phải làm thật nhanh với số lượng lớn nên nếu người thợ không cẩn thận mà chỉ sơ sểnh một chút là có thể bị đứt tay ngay tức khắc.

Nước hấp cá được pha sẵn với muối theo công thức, đạt độ đậm vị. Thời gian hấp cá khác nhau, do vậy phải làm sao đạt độ hợp lý, đảm bảo thịt dai, vẫn còn nguyên con. Nhiệm vụ của những người hấp cá là phải theo dõi thường xuyên nồi hấp cũng như lượng muối cho vào vừa đủ để đạt chuẩn cũng như đảm bảo được vị của cá sau khi phơi xong thơm ngon, để được lâu dài.

Khi cá đã qua sơ chế sẽ được đưa lần lượt vào lò hấp với nước đang sôi sùng sục trên bếp.
Thời gian hấp cá của mỗi loại cũng sẽ được căn chỉnh hợp lý để cá chín tới vừa đảm bảo thịt dai, vừa giữ nguyên được vị ngon.

Vào lúc 4 – 5h sáng, làng nghề cá hấp ở Quy Nhơn đã tấp nập, nhộn nhịp tiếng nói cười. Trong không gian chật chội, nồng nặc mùi tanh, những người công dân đã trong bếp lửa chuẩn bị công đoạn hấp cá. Công việc này đòi hỏi ở người công nhân sức khoẻ, lực nhìn đơn giản nhưng không hề giản đơn.

Các lò hấp rực lửa từ khoảng 5h sáng. Vào những ngày nóng bức, nhiệt độ của không gian quanh bếp lên đến tận 50 – 60 độ C.
Có những lúc khói phả lên khá nóng nhưng người thợ vẫn phải vững tay để giữ được chắc vỉ hấp trên bếp.
Đối với làng nghề hấp cá Quy Nhơn thì nước hấp sẽ được pha theo công thức bí truyền để đảm bảo được vị đậm đà của cá biển.

Sọt cá tầm 10 kg, người thợ nhấc bổng lên cao ở độ 1,2 m. Sau đó, cho cá vào nồi nước sôi, đôi tay nhanh thoăn thoắt lắc sọt cho cá ngập đều nước, vớt cá ra khi đạt tới độ chín. Cá sau khi hấp xong được đem ra phơi nắng, đóng hộp và đem đi bán.

Thu nhập từ công việc này khoảng từ 100.000 – 200.000 đồng một ngày giúp họ trang trải được cuộc sống.

Những thao tác này cứ thực hiện liên tục, không có thời gian nghỉ ngơi. Kết thúc một ngày làm việc, người thợ vệ sinh sạch sẽ không gian chế biến. Mùi cá hấp đã ám cả vào quần áo, tóc, khó mà có thể tẩy sạch được. Mặc dù thấu cảm sự vất vả cuộc sống mưu sinh nhưng người dân nơi đây vẫn gắn liền với làng nghề cá hấp ở Quy Nhơn từ bao đời.

Người thợ chính của lò hấp phải có sự dẻo dai và khỏe khoắn. Rất ít ai như người phụ nữ này làm công việc thợ chính của lò hấp.

Nhờ có nghề hấp cá mà cuộc sống hiện nay của người dân nơi này đã khấm khá hơn nhiều, cái nghèo dần dần rời xa họ. Mang niềm vui, tiếng cười với màu sắc riêng biệt của làng nghề cá tại Quy Nhơn đấy nhé!

Đến đây, du khách có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm trực tiếp từng công đoạn của nghề hấp cá và hiểu thêm được cuộc sống của ngư dân ven biển nơi đây.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Thành Trung hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Anh có nhiều đóng góp trong việc đưa hình ảnh làng nghề truyền thống Việt Nam đến với mọi người.

Bài viết: Minh Tuệ

Ảnh: Nguyễn Thành Trung