Xứ Huế mộng mơ đâu chỉ có lăng tẩm, cung đình. Nơi đây còn sở hữu vô vàn những địa điểm du lịch nổi tiếng. Đầm Chuồn, Đập Lập An, sông Như Ý,… là những điểm đến yêu thích của du khách gần xa. Vẻ đẹp mộc mạc, pha nét hoang sơ đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp khiến bao người si mê.

Ngư dân mưu sinh hàng ngày trên Đầm Chuồn tạo nên khung cảnh thơ mộng khi hoàng hôn phủ xuống.

Bạn biết đấy, đầm Chuồn là một điểm nhấn độc đáo về phong cảnh trữ tình của vùng đất cố đô. Vì vậy, đặt chân đến đây bạn như bước vào một thế giới bình yên, thơ mộng chỉ có sông nước, làng chài hay những con thuyền độc mộc hằng ngày cùng ngư dân đi đánh cá.

Mùa hè thời điểm được xem là đẹp nhất của đầm Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang). Khung cảnh bình minh hay hoàng hôn ở nơi đây chẳng khác gì một bức tranh thơ mộng.

Ai đó đã từng nói, nếu đến vùng đất cố đô bạn nhất định phải ngắm hoàng hôn ở đầm Chuồn. Chính vì vậy, thời khắc ánh chiều tà luôn được dân phượt săn đón tại đây. Không chỉ được trông thấy vẻ đẹp trầm mặc, man mác buồn mà bạn còn được sống ảo trong ánh hoàng hôn đỏ rực trên nền trời. Những tia sáng chiếu xuống mặt nước, in bóng, lấp lánh đến diệu kì mang đến một khung cảnh cực “tình”, bình yên hơn bao giờ hết.

Khám phá đầm Chuồn, bạn còn biết đến với tên gọi khác là Cầu Hai. Đầm có diện tích hơn 100 ha, là một phần lớn trong hệ thống đầm phá Tam Giang nổi tiếng là địa điểm check in “siêu đẹp” được giới trẻ yêu thích.

Những ngư dân vẫn lặng lẽ với công việc của mình trên đầm phá, nơi gắn bó với cuộc đời của họ. Thi thoảng có một vài vị khách tìm về để hít hà không khí trong lành, bình yên của vùng quê cách phố thị không xa này.

Những giây phút bình yên, thoải mái trên Đầm Chuồn. Khung cảnh thơ mộng chẳng khác gì một bức tranh ngày hè.

Đây cũng là thời điểm mà các loại thuỷ hải sản như cá kình, cá dìa, cá móm, cá hanh, tôm sú, cua nước lợ… được đánh bắt, thu mua. Nhiều ngư dân ở đây kể rằng, dù có hơi buồn so với những năm chưa có dịch bệnh, nhưng đầm Chuồn lại mang nét nhẹ nhàng, khoan thai và nên thơ.

 

Sông Như Ý có từ hơn 300 năm trước, với chức năng chia lũ từ sông Hương, thông thương trong việc đi lại bằng đường thủy và cung cấp nước cho các cánh đồng của Phú Vang, Hương Thuỷ, TP Huế.

Sông chảy qua nhiều ngôi làng cổ như Văn Khê, Chiết Bi, Ngọc Anh… về tận cầu Ngói Thanh Toàn, xã Thuỷ Thanh (Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên – Huế), một địa chỉ du lịch sinh thái hấp dẫn.

Từ xưa dân gian cứ theo sở thích mà gọi là sông Như Ý, còn hai cái tên Thọ Lộc hay Thiên Lộc Giang đều không nhiều người biết. Đây là con sông đẹp của Kinh thành Huế xưa, hai bên bờ sông có nhiều đình, đền, nhà thờ họ. Con đường bên bờ đông chạy qua nhiều làng cổ như Ngọc Anh, Chiết Bi, Văn Khê… cho đến cầu ngói Thanh Toàn. Dọc bờ tây có lăng Quốc Uy Công Nguyễn Phúc Thuần, con trai thứ 4 của Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần, đền thờ Phụ chính Đại thần Tôn Thất Thuyết, người đồng khởi xướng phong trào Cần Vương. Vùng đất ven sông có nhiều nhà cổ và xanh mướt cây trái, là nơi hấp dẫn cho những ai muốn thưởng ngoạn vùng sông nước.

Chèo thuyền trên sông Như Ý, một dịch vụ du lịch đang hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Hiện nay, trung bình mỗi tháng có trên 10 đoàn khách du lịch đăng ký trải nghiệm bằng thuyền trên sông Như Ý.

Nữ nhiếp ảnh Khánh Phan cho biết: “Nước sông Như Ý có màu xanh của loài tảo, phản quang rất đẹp dưới nắng trời, vì vậy con sông tạo nên bối cảnh tuyệt vời cho nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh trong và ngoài nước trong nhiều năm qua đã về sông Như Ý để sáng tác. Hàng trăm ngàn tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc dòng sông qua bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông đã được giới thiệu khắp thế giới và cũng đã đoạt được nhiều giải thưởng danh giá trong các cuộc thi quốc tế”.

Xứ Huế vốn nổi tiếng bởi những công trình lịch sử hàng nghìn năm tuổi, hay những điệu ca trù sông Hương ngọt ngào. Thế nhưng, ở ngay mảnh đất cổ kính này còn có một địa điểm vô cùng nên thơ, lãng mạn là đầm Lập An. Nơi đây còn được mệnh danh là ” Tuyệt Tình Cốc” Huế.

Đầm Lập An hay còn được biết đến với cái tên khác là đầm An Cư. Đầm nằm dưới chân đèo Phú Gia, ngay gần trục đường Quốc lộ 1A, đoạn đường đi qua thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. Chính vì vị trí địa lí cách xa trung tâm, nối giữa Huế và Đà Nẵng nên nơi đây vẫn mang đậm nét hoang sơ, bí ẩn đầy quyến rũ.

Đến Lập An, du khách ngẩn ngơ trước vẻ dịu êm mà hùng vĩ của nơi đây. Một bức tranh phong cảnh, non nước hữu tình hòa hợp làm rung động trái tim người nhìn. Trời cao trong xanh với áng mây lững lờ, phía dưới là biển xanh trong vắt cùng dãy núi hùng vĩ xa xa phủ trong lớp sương mù mờ ảo như bức tranh thủy mặc khổng lồ.

Nếu bạn đang căng thẳng, mệt mỏi sau một thời gian làm việc, học tập thì nơi đây chính là điểm đến lí tưởng. Thả hồn trong không gian trữ tình, cảm giác thư thái, như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Không chỉ vậy, nơi này còn là góc sống ảo thần sầu cho bạn đam mê chụp ảnh. Những khung hình lung linh, không góc chết khiến người người ngưỡng mộ, trầm trồ.

Điểm độc đáo nhất ở đầm Lập An chỉ được hé lộ mỗi khi thủy triều rút. Khi thủy triều rút, ngay giữa đầm xuất hiện lối đi trắng xóa. Bờ cát trắng mịn với những vỏ ốc nhỏ xinh tạo nên lối đi lãng mạn vô cùng. Hai bên là biển, xa xa thấp thoáng bóng thuyền hay rặng núi lấp ló, một khung cảnh nên thơ mà tráng lệ.  Vốn phong cảnh non nước ở đầm Lập An đã “thơ” như trong tranh, giờ đây lại thêm phần thu hút nhờ con đường “kỳ lạ” này.

Đến tham quan đầm Lập An, chẳng ai có thể khước từ lời mời gọi hấp dẫn của khoảnh khắc hoàng hôn và bình minh. Một khung cảnh diễm lệ, có một không hai khiến trái tim người lữ hành lạc nhịp.

Bình minh sớm mai, nơi cuối chân trời những tia nắng đầu tiên bắt đầu chiếu rọi xuống mặt nước. Cả không gian tỏa lên vẻ óng ánh, lung linh và quyến rũ. Màn sương mù phủ quanh đầm như giăng mắc nỗi lòng đầy vơi, xao xuyến.

Khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời ngả bóng, ánh sáng dần dần tắt, đầm Lập An hiện lên huyền ảo và mê hoặc. Ánh chiều tà cùng sắc hồng nơi chân trời phản chiếu trên mặt nước phẳng lặng. Những gam màu tím, hồng… đan xen nhau như tấm lụa đa sắc làm ngơ ngẩn khách tham quan.

Trong khoảnh khắc giao thoa của đất trời, cả đầm Lập An khiến khách du lịch phải sửng sốt. Chiêm ngưỡng thiên nhiên thay sắc, xen lẫn giữa ánh sáng mờ ảo cùng bóng tối đan xen, vừa hư vừa thực. Một khung cảnh tuyệt đẹp, tuyệt tình cốc xứ Huế xứng đáng là tiên cảnh chốn nhân gian.

Khánh Phan - Nữ nhiếp ảnh gia 8X đưa cảnh đẹp Việt Nam vươn tầm quốc tế.

THÔNG TIN VỀ NAG KHÁNH PHAN

Họ và tên: Phan Thị Khánh

Nghệ danh: Khánh Phan

Face: Khánh Phan

Giới tính: Nữ

Năm sinh: 1985

Địa chỉ: TP. Hồ Chí Minh

Bắt đầu sáng tác ảnh nghệ thuật từ tháng 08 năm 2017.

Sở trường ảnh: Phong cảnh, Đời thường và có thể chụp tốt các thể loại khác.

Với kho thành tích đồ sộ, nhiếp ảnh gia Khánh Phan đã đưa hình ảnh Việt Nam xuất hiện đầy ngoạn mục trên truyền thông quốc tế.

Như một hiện tượng của nền nhiếp ảnh Việt Nam, từ một cô nhân viên ngân hàng trở thành Nhiếp ảnh gia trong hai năm tác nghiệp, Khánh Phan là cái tên được nhắc nhiều đến bởi những bức ảnh ấn tượng, những giải thưởng mơ ước và sự bản lĩnh hiếm thấy của một phụ nữ trong theo đuổi đam mê.

Cái tên Khánh Phan từ đó được công chúng biết đến nhiều hơn. Mới bắt đầu theo đuổi nhiếp ảnh từ 08/2017 nhưng những gì người phụ nữ này đã đạt được khiến ai cũng phải nể phục.

So với những tên tuổi lão làng trong nghề, Khánh Phan là một làn gió tươi mới. Những góc nhìn mang tính phát hiện kết hợp với nỗ lực không ngừng nghỉ của cô đã kết tinh thành các tác phẩm vừa xuất sắc về mặt nghệ thuật, vừa thoả mãn công chúng.

Hoa giấy Thanh Tiên nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế.

Bài viết: Minh Tuệ

Ảnh: Khánh Phan