Làng nghề Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) từ bao đời nay đã nổi tiếng với những chiếc thúng chai làm bằng tre, gắn liền với cuộc sống bám biển của ngư dân khắp các tỉnh miền Trung. Tuy rằng đã có nhiều thế hệ trẻ đi tha hương ở những miền đất hứa, nhưng vẫn còn những người vì yêu nghề vẫn giữ gìn được nghề truyền thống suốt hàng thế kỷ.

Nằm trên dải đất Nam Trung Bộ đầy nắng gió, tỉnh Phú Yên từ lâu đã có nghề đánh bắt thủy sản lâu đời, hình ảnh chiếc thúng chai đã gắn liền với các hoạt động đánh bắt của ngư dân, từ đó nghề đan thúng mới phát triển thịnh vượng suốt bao năm qua, cái tên thúng chai được gọi từ một loại nguyên liệu quan trọng đó là dầu của cây trai (hay còn được gọi là là cây rái), vì tiếng địa phương nên được gọi là dầu chai, từ đó cái tên thúng chai ra đời.

Để làm ra được một chiếc thúng bền chắc thì những người thợ đan thúng phải dùng trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ từ khâu tuyển chọn nguyên liệu đến khi hoàn thành một chiếc thúng thật sự rất kỳ công. Người thợ phải tuyển chọn những cây tre từ 1-1,5 tuổi, không non cũng không già để chiếc thúng thật bền chắc. hãy cùng Vietnambeauty khám phá các công đoạn để tạo nên một chiếc thúng chai nhé:

Những cây tre được tuyển chọn phải có sức chịu nước tốt và dẻo.
Công đoạn sơ chế tre, những thanh nan sẽ được người thợ chuốt thật đều.
Lúc này hình dạng của chiếc thúng đang dần hình thành, người thợ sẽ chặt bỏ đi những phần tre thừa để tạo nên một khuôn hình tròn.
Một trong những công đoạn quan trọng nhất là "lận" thúng, người thợ phải có kinh nghiệm và thật khéo léo để tạo hình cho chiếc thúng.
Người thợ đang tạo chiếc vành thúng để giữ cố định hình dạng sau khi "lận".

 

Phân bò là nguyên liệu quan trọng giúp se khít hoàn toàn các kẽ hở nhỏ.
Công đoạn quét dầu rái lên thúng, đây là công đoạn cuối cùng sau đó phơi khô để cho ra chiếc thúng chai thành phẩm.
Những chiếc thúng chai đang được phơi khô.

Bài viết và hình ảnh: Trương Hoài Vũ