Lễ hội Điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) được khai mạc tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP Huế) với các nghi lễ trước khi thực hiện nghi thức cung nghinh rước Thánh Mẫu bằng đường thủy ngược dòng sông Hương lên Điện Huệ Nam. Đây là sự kiện văn hóa tiêu biểu của Festival Huế 2022.

Từ sáng sớm, đông đảo thánh đồng, đạo hữu cùng người dân, du khách thập phương có mặt tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo để tham gia nghi lễ.
Đoàn rước bắt đầu từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo đi qua các tuyến đường Chi Lăng, Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn trước khi dừng lại ở Nghinh Lương Đình với quãng đường hơn 3km.

Lễ Hội Điện Huệ Nam (hay Điện Hòn Chén) là một lễ hội truyền thống gắn với yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Lễ hội thường được cử hành vào tháng Ba và tháng Bảy hàng năm. Thánh Mẫu Thiên Y A Na nguyên là nữ thần của người Chăm có tên là Pô Yang Inô Nagar, gọi tắt là Pô Nagar, tức Thần Mẹ Xứ Sở. Theo truyền thuyết Chăm là Thần đã sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng gỗ quí, lúa, bắp và dạy dân cách trồng trọt.

Người dân, du khách cùng đạo hữu tham gia lễ rước cung nghinh Thánh Mẫu.

Sau khi tiến hành lễ cáo, đoàn rước với hơn 70 bằng và châu án cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ phủ xuôi theo dòng sông Hương, lên thượng nguồn đến Điện Huệ Nam. Bên trong thuyền được đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong cùng các vật thờ cúng như tán, tàn, cờ, quạt. Đoàn rước hàng trăm người tái hiện nét văn hóa truyền thống tín ngưỡng độc đáo.

Đây là nét đẹp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt, Di sản Văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh; sự kiện văn hóa tiêu biểu của Festival Huế bốn mùa tại Thừa Thừa Thiên Huế.

Lễ hội Điện Huệ Nam luôn mang đầy màu sắc và tính sôi động, thu hút hàng vạn tín đồ trong nước của tín ngưỡng Thờ Mẫu về tham dự. Đây cũng là dịp mà nét đẹp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt (Di sản phi vật thể đã được UNESCO ghi danh) được thể hiện một cách độc đáo.

Lễ hội cũng được xem là một Festival văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô Huế và nằm trong chuỗi sự kiện Festival Huế mùa Thu.

Lễ hội Điện Huệ Nam diễn ra trong 3 ngày với các nghi lễ như đánh trống khai hội và tiến hành lễ cáo yết, lễ chánh tế cầu nguyện quốc thái dân an, lễ cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ Phủ lên làng Hải Cát (xã Hương Thọ, TP Huế), lễ chánh tế tại đình làng Hải Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ Phủ hồi loan nhập Điện Huệ Nam, lễ hoàn tạ và bế mạc lễ hội tại Điện Huệ Nam.

Người theo tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo thờ Thánh Mẫu. Ngoài ra, tín ngưỡng này còn thờ cả Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương,...

Nằm trong khuôn khổ Festival Huế năm 2022, Lễ hội Điện Huệ Nam thực hiện lễ rước Thánh Mẫu bằng đường bộ từ trụ sở Ban Điều hành Lễ hội (352 Chi Lăng, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) đến khu vực Nghinh Lương Đình, sau đó đoàn rước di chuyển bằng thuyền trên sông Hương lên Điện Huệ Nam. Lễ hội này nhằm nguyện cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà sung túc.

Sau khi tiến hành lễ cáo, đoàn rước với hơn 70 bằng và châu án cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ phủ xuôi theo dòng sông Hương, lên thượng nguồn đến Điện Huệ Nam.
Đoàn rước thuyền rồng tấp nập ngược dòng sông Hương tiến lên điện Huệ Nam.

Mảnh đất Thừa Thiên - Huế từng là một bộ phận của vương quốc Chăm Pa, sau được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, rồi trở thành thủ phủ và kinh đô của 3 thế lực phong kiến Việt Nam (Chúa Nguyễn, Tây Sơn và Triều Nguyễn). Chính bối cảnh đặc biệt đó đã sản sinh những nét đặc trưng về văn hóa trên mảnh đất này và một trong số đó là tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo.

Ngoài các lễ chính, còn các lễ phóng sinh, phóng đăng, với các làn điệu chầu văn xứ Huế... thu hút nhiều thuyền ngược dòng sông Hương với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước về với lễ hội.

“Không như mọi năm, Lễ hội Điện Hòn Chén năm 2022 có diện mạo hoàn toàn mới lạ và độc đáo. Bên cạnh lễ rước Thánh bằng thuyền truyền thống, lễ hội sẽ tái hiện và xây dựng một carnival dân gian hấp dẫn, phô diễn nét độc đáo của những trang phục cổ xưa đầy màu sắc, kết hợp với các hình thức diễn xướng, vũ điệu đặc trưng của tín ngưỡng Thờ Mẫu có quy mô lớn nhất Việt Nam qua lễ rước bằng đường bộ để bà con Nhân dân và du khách khám phá, chiêm ngưỡng” – Nhiếp ảnh gia Lê Đình Hoàng chia sẻ.

Lễ hội Điện Huệ Nam diễn ra trong 3 ngày, nhằm suy tôn Thánh mẫu Thiên Y A Na.

Nội dung của lễ hội sẽ có các chương trình chính như: Cung nghinh Thánh Mẫu từ 352 Chi Lăng đến Điện Huệ Nam; Lễ Chánh tế, cầu nguyện quốc thái dân an; Lễ Cung nghinh từ Điện Huệ Nam lên Đình làng Hải Cát; Lễ Chánh Tế tại Đình làng Hải Cát; Hồi loan nhập Điện Huệ Nam; Lễ hoàn tạ, bế mạc Lễ hội.

Hoạt động đã góp phần tái hiện, xây dựng một carnival dân gian độc đáo, có quy mô lớn, phô diễn nét độc đáo của những trang phục cổ xưa đầy màu sắc, kết hợp với các hình thức diễn xướng, vũ điệu đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Nét đặc sắc nhất của Lễ hội Điện Huệ Nam là hoạt động rước Thánh bằng thuyền trên sông Hương. Đoàn thuyền xuất phát từ Nghinh Lương Đình, xuôi theo dòng sông Hương lên thượng nguồn đến Điện Huệ Nam. Hoạt động rước Thánh trên sông Hương có sự tham gia của hàng chục chiếc thuyền Rồng, bên trong đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong, cùng các vật thờ cúng như tán, tàn, cờ, quạt. Đoàn rước với hơn 400 người tạo nên một hàng dài đi qua nhiều tuyến phố rất ấn tượng, thu hút đông đảo người dân, du khách tham dự.

Bên trong thuyền được đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong cùng các vật thờ cúng như tán, tàn, cờ, quạt. Đoàn rước hàng trăm người tái hiện nét văn hóa truyền thống tín ngưỡng độc đáo.

Ngày nay, Điện Huệ Nam là 1 trong 16 công trình thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận Di sản văn hóa thế giới vào ngày 11-12-1993. Điện Huệ Nam cũng được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1998. Lễ hội Điện Huệ Nam thì được xem là một festival văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô Huế.

Ngày nay, điện Hòn Chén được khách thập phương biết đến không chỉ là một di tích tôn giáo mà còn là một di sản văn hóa vô cùng quý giá. Đây cũng là một địa danh phong cảnh hữu tình của xứ Huế mộng mơ.

Bài viết: Minh Tuệ

Ảnh: Lê Đình Hoàng