382354331-1442308476501966-7790784267768003473-n-1695691109.jpg
 

Cầu Mỹ Thuận, cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam bắc qua sông Tiền, nối liền 2 miền quê của tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, là một trong những điểm thu hút khách du lịch quay phim, chụp ảnh lưu niệm trên tuyến đường huyết mạch nối TP HCM với các tỉnh miền Tây. 

Cầu Mỹ Thuận được khởi công xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng là một dấu mốc quan trọng trong việc phát triển giao thông đường bộ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo giao thông được thông suốt, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trong đó có quê hương Vĩnh Long.

Cầu Mỹ Thuận nằm cách trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 120 km, là cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam. 

Chiều dài của cầu Mỹ Thuận 1.535 mét, chiều rộng 23.6 mét, gồm 4 làn xe dành cho các loại xe, được thiết kế theo hình rẻ quạt, chiều dài phần cầu chính là 650 mét, chia thành 3 nhịp, hai nhịp bên mỗi nhịp dài 150 mét và nhịp giữa dài 350 mét. 

Với sự đặc trưng về mặt thiết kế của cầu dây văng-cầu Mỹ Thuận, chúng ta sẽ rất dễ bắt gặp hình ảnh du khách dừng chân tham quan nét đặc trưng độc đáo, chụp ảnh, quay phim lưu niệm tại cầu Mỹ Thuận, hướng mắt về hai phía của dòng sông Tiền.

Từ trên cầu Mỹ Thuận, mỗi du khách, mỗi người dân đều có thể quan sát được toàn cảnh của quê hương Vĩnh Long thu nhỏ, từ nhà cửa, phương tiện giao thông, cây cối, những con sông uốn lượn đến cả những tòa nhà cao ở tận phía xa nhất là những dãy đồng bằng phía xa.

380150772-862624445468662-257515605340088845-n-1695691111.jpg
 
380050950-1109495806686673-3548763508373484119-n-1695691111.jpg
 
382534091-299053689502077-1961637924037517107-n-1695691110.jpg
 
380406887-327783139621176-1679486754619473522-n-1695691110.jpg
 
379637813-1232890694055837-8633090574985487077-n-1695691110.jpg
 
380065639-151646294682536-2010189712217121047-n-1695691110.jpg
 

Cùng vượt sông Tiền nối đôi bờ tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, công trình cầu Mỹ Thuận 2 nằm song song và cách cầu Mỹ Thuận hiện hữu khoảng 350m về phía thượng nguồn.

Theo Ban Quản lý dự án 7, cầu Mỹ Thuận 2 có điểm đầu tại Km101+126, khớp nối với Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (nút giao An Thái Trung, huyện Cái Bè); điểm cuối tại Km107+740, khớp nối với Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (nút giao Quốc lộ 80, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Tổng chiều dài tuyến là 6,61km. Hướng tuyến từ điểm đầu dự án đi song song Quốc lộ 1 và vượt qua sông Tiền bằng cầu Mỹ Thuận 2 cách 350m về phía thượng lưu so với cầu Mỹ Thuận hiện hữu, kết thúc tại nút giao với Quốc lộ 80. Phần đường dẫn hai đầu cầu dài 4,73km, trong đó phía tỉnh Tiền Giang là 4,33km, phía tỉnh Vĩnh Long 0,4km. Cấp đường phục vụ ô tô cao tốc, vận tốc thiết kế 100km/h.

Giai đoạn trước mắt, phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường phía tỉnh Tiền Giang 17m, lệch phía phải tuyến tương tự như Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Phía tỉnh Vĩnh Long, bề rộng nền đường 25m, đồng bộ với bề rộng mặt cầu. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư xây dựng 6 làn xe, bề rộng nền đường khoảng 32m. Phần cầu chính dài 1,906km, đầu tư hoàn chỉnh với 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h, có bề rộng mặt cầu phần xe chạy 25m; nhịp chính kết cấu dây văng dài 650m; nhịp dẫn kết cầu dầm Super T và dầm hộp đúc hẫng cân bằng dài 1.276m.

Cầu Mỹ Thuận 2 là công trình quan trọng kết nối hai tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ. Hiện cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang được triển khai đảm bảo tiến độ, còn tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đang lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức BOT. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật đánh giá: "Có thể nói, đây là cây cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế, quản lý, thi công và hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng đề ra".

1-1695691108.jpeg
 
382285984-6284708758305440-6067883958333344403-n-1695691109.jpg
 
380013811-328631476409391-3275616248366799560-n-1695691108.jpg
 
380129998-343379738055000-3765010440888637988-n-1695691110.jpg
 
380214612-329377276119218-1889412304112645067-n-1695691110.jpg