Đặt chân đến bãi biển Dốc Lết nơi gần làng muối, du khách mới hiểu hết được vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây. Những bờ cát trắng mịn trải dài, nước biển trong veo xanh biếc và điểm khác biệt lớn nhất chính là sự hoang sơ và yên bình. Do vậy, những du khách tìm đến với Hòn Khói không phải vì điều gì cao sang mà đơn giản chỉ vì muốn được tận mắt chiêm ngưỡng về ruộng muối trăng tinh lấp lánh ngút tầm mắt và chứng kiến về sự vất vả trong cuộc sống mưu sinh của những diêm dân "chính hiệu" nơi đây.

Nghề làm muối ở Hòn Khói như là một món quà lớn được thiên nhiên ở vùng Biển Đông ban tặng cho xứ này. Đây Nhiều diêm dân lâu năm kể rằng ngày xưa ở đây là một vùng lau sậy, nước mặn nên không thể trồng trọt được một thứ cây gì và chẳng biết làm gì cho đến khi nghề làm muối xuất hiện. Trải qua bao thăng trầm, ngày nay, hơn 90% người dân tại đây vẫn gắn bó với nghề muối.

Đã từ lâu địa danh Hòn Khói thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã nổi danh nhờ nghề sản xuất muối. Đây là một món quà lớn được thiên nhiên ở vùng Biển Đông ban tặng cho xứ này.Nhiều diêm dân lâu năm kể rằng ngày xưa ở đây là một vùng lau sậy, nước mặn nên không thể trồng trọt được một thứ cây gì và chẳng biết làm gì cho đến khi nghề làm muối xuất hiện trên những cánh đồng rộng hơn 300 ha.

Trên cánh đồng này, cuộc sống của người dân 3 xã Ninh Thủy, Ninh Diêm, Ninh Hải đã cùng “sống chết” với hạt muối qua nhiều đời. Tuy nhiên đời của người làm muối luôn cơ cực. Một diêm dân tâm sự rằng “Nghề muối không thể làm giàu được. Mỗi khi được mùa thì no lưng lửng, còn mất mùa thì cái đói là không tránh khỏi. Đồng ý là lấy nước của trời, nhưng đâu phải mà tự nhiên mà có muối được.

Ngay từ lúc tờ mờ sáng khi gà còn chưa gáy, những người dân nơi đây đã phải ra đồng để bắt đầu một ngày làm việc trên ruộng muối. Từ đó, hình ảnh về những diêm dân tần tảo trên ruộng muối lúc bình minh ửng hổng đã được các nhiếp ảnh ghi lại và trở thành những tác phẩm khiến bất kì ai chiêm ngưỡng cũng không khỏi trầm trồ.

Muốn muối kết tinh phải làm đúng theo quy trình kỹ thuật, có hệ thống: từ hồ dang cấp 1 đến hồ dang cấp 2 qua hồ chứa vào hồ chịu rồi mới cho ra ruộng kết tinh; nhưng còn phải chờ đến 4 - 5 nắng mới cào được hạt muối chứ đâu có dễ ăn như mọi người vẫn nghĩ”. Thế nhưng giá bán muối luôn bấp bênh hầu như là thấp, trong khi Nhà nước không trợ giá cho nghề diêm dân nên không được lãi cao nên cuộc sống của họ luôn khó khăn . Chỉ có một điều đáng quí là khách du lịch và nhiều nhất là những người đam mê môn chụp ảnh lại thích thú với những cánh đồng muối ở những thời điểm bình minh hoặc hoàng hôn. Nhờ vậy nghề muối cũng có nhiều niềm vui nhỏ…

Bắt đầu từ việc ngâm cát cùng nước biển, cát san đều, rắc muối mồi… rồi chờ nắng gắt lên lại đào, cào, vun, gánh... Những ụ muối ngày càng cao cũng là lúc mồ hôi của các diêm dân đổ xuống ngày càng nhiều.

Quả thật, khi chúng tôi đến Hòn Khói chụp ảnh muối trong 1 buổi chiều mùa mưa tháng 7, bất ngờ gặp hàng trăm con người cùng cào muối, gành muối dồn đống vội vàng. Hỏi ra mới biết , mưa hoài nhưng trong 3 ngày liền có nắng tốt muối kết tinh nên phải vội vội vàng vàng thu hoạch. Nhờ vậy chúng tôi đã có những bức ảnh đẹp về một vùng muối nổi tiếng mang tên Hòn Khói.

Người làm muối ở đây phần đông là phụ nữ còn đàn ông thì chỉ đảm nhiệm việc cạo, cày những tảng muối dưới đáy ruộng rồi cào vun muối thành đống. Hình ảnh những người phụ nữ đầu đội nón lá, vai cong gánh muối, uyển chuyển bước đi, soi mình xuống những ruộng muối đã tạo nên một biểu tượng đẹp của người lao động - một vẻ đẹp rất riêng của diêm dân.

Thời gian thu hoạch là thời gian vui nhất ở Hòn Khói bởi rôm rả, hối hả của tất cả mọi người. Họ cùng nhau cào muối, gánh những gánh muối trắng tinh về điểm tập kết. Giữa không gian yên ắng, thỉnh thoảng lại có những tiếng nói cười lẫn trong hơi thở mệt nhọc. Khung cảnh bình dị nhưng đã tạo nên những bức tranh tuyệt đẹp và mang đầy ý nghĩa.

Ngoài sản xuất muối đất, diêm dân ở đây còn sản xuất hai loại muối là muối phủ bạt và muối tinh Nhật Bản. Muối phủ bạt thường được làm từ những ruộng muối lớn, có diện tích khoảng 1 ha, sau đó được phủ bạt và để khoảng 5 tháng sau sẽ thu hoạch.

Nguồn hình ảnh: NAG Hữu Thanh/ Thanhlab.blogspot.com