Rú Chá tại Thừa Thiên Huế là một trong những khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm không chỉ ở địa phương mà của cả nước. Đây cũng được xem như “bức bình phong” án ngữ, che chắn cho đất liền và là địa điểm thu hút du khách bởi nét hoang sơ, thơ mộng.

Thoạt nghe cái tên Rú Chá có vẻ rất xa xăm và gờn gợn màu sắc liêu trai nhưng điểm đến thuộc xã Hương Phong (Hương Trà, Thừa Thiên Huế) này sẽ mang lại cho lữ khách một không gian thoáng đãng, thanh bình để xua đi mệt mỏi thường nhật.

Cái tên Rú Chá hình thành từ xưa bởi ở đây đa phần là cây chá, mọc tự nhiên. Luồn lách dưới những vòm cây chá, trong không gian mát rượi của rừng cây và gió biển, sẽ phát hiện ra những cây chá tuy không cao nhưng lại có bộ rễ thật to, bám chặt vào lòng đất, nơi những chú còng dùng làm nơi trú ẩn, sống chung với loài chá còn nhiều loài cây rừng ngập mặn khác.

Người ta đến Rú Chá với những mục đích khác nhau. Nhiều người, nhiều đoàn học sinh, sinh viên đến đây để thực địa nghiên cứu thế giới nguyên sinh. Nhiều du khách lại chọn đây làm nơi giải tỏa những căng thẳng và bộn bề của cuộc sống. Những ngày đẹp trời, đứng ở Rú Chá có thể ngắm cảnh biển Đông qua cửa biển Thuận An. Đêm ở Rú Chá nhìn ra sóng nước, thấy dàn đèn của những chiếc tàu đánh cá tỏa sáng... lung linh.

Rú Chá đẹp nhất vào mùa thu. Gần đây, vẻ đẹp của Rú Chá đã khiến điểm đến này được biết đến rộng rãi hơn đối với du khách thập phương. Nhưng kể cả khi không có dịp ghé đến nơi này vào mùa cây trổ bông và lá thay màu rực rỡ cả một góc trời thì khách vẫn sẽ trầm trồ ở nhiều góc nhìn khi chỉ vừa đặt chân vào ngôi làng Thuận Hòa nơi tọa lạc rừng ngập mặn Rú Chá.

Rừng còn là nơi cư ngụ của nhiều loài thủy sinh vùng đầm phá khá phong phú. Đặc biệt, khu rừng quý hiếm này còn là “bức bình phong” trấn lũ, bảo vệ mùa màng, dân cư trong mùa mưa bão. Bao quanh khu vực rú là những vựa tôm, cá, nguồn thủy sản dồi dào cho bộ phận cư dân đầm phá. Thấy rõ vai trò, tầm quan trọng, ngành kiểm lâm cùng với chính quyền địa phương mở rộng diện tích rừng ngập mặn quanh khu vực Rú Chá lên gần 22 ha, gồm đước, sú, vẹt, bần chua, dừa nước...

Thu đến cũng là lúc Rú Chá khoác lên mình sắc áo vàng tươi, rực rỡ. Từ trên cao, khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn lại trên phá Tam Giang như khiến ta lạc vào khu rừng cổ tích bởi những nét hoang sơ, huyền ảo đến lạ kỳ. Vào mùa thu, nhiều nhiếp ảnh gia tới đây để sáng tác vì yêu thích vẻ đẹp của khu rừng. “Thật tự hào vì vùng đất Cố đô có quá nhiều cảnh đẹp say đắm lòng người. Rừng Rú Chá vào thu như trong cổ tích, tô điểm là chiếc thuyền nhỏ làm cho cảnh vật thêm phần sinh động”, một nhiếp ảnh gia chia sẻ.

Đến cố đô Huế, nếu du khách đã quen thuộc với các chuyến thăm lăng tẩm, cung đình và muốn “đổi gió” nhưng ngại di chuyển quá xa thì Rú Chá là một địa chỉ cực kỳ thích hợp để khám phá bởi nó chỉ cách trung tâm thành phố chừng 10km.

Để tới rừng Rú Chá từ trung tâm thành phố, du khách chạy dọc theo đường quốc lộ 49 sẽ thấy bảng chỉ dẫn rẽ trái theo hướng đi cầu Tam Giang, đi thêm khoảng 4 km.

Nhìn từ xa, du khách dễ dàng nhận ra rừng Rú Chá với những cụm cây nhiều sắc màu khi vào thu. Nếu đi từ cảng cá Thuận An, du khách có thể đến Rú Chá bằng ghe hoặc tàu đánh cá cùng ngư dân.

Rú Chá, cái tên vừa lạ lẫm vừa mộc mạc này được ghép từ “rú” có nghĩa là rừng, còn “chá” là một loài cây đặc hữu bản địa mọc um tùm ở đây. Gọi là “rú” nhưng Rú Chá cũng cách không xa biển, hương gió biển mặn mòi phảng phất cùng bóng râm phủ kín thềm đất trong khu rừng khiến nơi đây thành một điểm thư giãn thú vị.

Những thời điểm khác trong năm, Rú Chá cũng rất hữu tình, dù là vào mùa lá rụng khô khốc chỉ còn trơ bộ rễ của giống cây đặc trưng rừng ngập mặn hay chồi non xanh mơn mởn. Phóng tầm mắt về đằng xa, giữa mênh mông nước biếc loáng thoáng bóng cốc, cò, vạc thong dong mò mẫm cua ốc thi thoảng lại vỗ cánh chao nghiêng thành từng đàn chộn rộn cả góc trời. Ở đây còn có một ngôi nhà nhỏ nép mình giữa khu rừng nghe đâu là của một cặp vợ chồng già đã gắn trọn đời mình với lênh đênh sông nước và vẫn đang miệt mài mưu sinh bằng nghề ghe lưới bao năm qua.

Ở đây còn có một ngôi nhà nhỏ nép mình giữa khu rừng nghe đâu là của một cặp vợ chồng già đã gắn trọn đời mình với lênh đênh sông nước và vẫn đang miệt mài mưu sinh bằng nghề ghe lưới bao năm qua. Tại đây, ông Nguyễn Ngọc Đáp (72 tuổi) - biệt danh là "dị nhân Rú Chá" và bà Trần Thị Hồng (70 tuổi) lại chọn cho mình cuộc sống tách biệt với cộng đồng, dành cả cuộc đời để bảo vệ hệ sinh thái của khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn lại trên phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Ở Rú Chá, có một góc “sống ảo” mà hầu hết du khách đặt chân đến, nhất là các bạn trẻ thường ghé đến đầu tiên để “check-in”. Đó là một lối đi nhỏ hai bên chằng chịt cây chá, vào mùa lá thay màu thì ngỡ đâu mình đang lạc trong một cánh rừng lá phong hay những cánh rừng ôn đới ở châu Âu.

Rú Chá thơ mộng nhưng cũng phảng phất nét buồn bởi khi những bông chá vàng sậm cuối cùng lã chã rơi xuống cũng là lúc báo hiệu một mùa mưa lũ ẩm ương, dầm dề của xứ Huế lại về. Rú Chá hiện nay cảnh sắc đã tinh tươm hơn, không khí cũng rộn rã hơn khi có đài quan sát, lối đi phẳng phiu phục vụ du khách. Dù sao thì đến bây giờ Rú Chá vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn các giá trị sinh học và là một điểm đến miễn phí cho những người yêu thích khám phá thiên nhiên.

Vietnam Beauty xin trân trọng giới thiệu bộ ảnh Rú Chá vào thu của Nhiếp ảnh gia Nguyễn Trung Thành - xứ Huế

Khi đã thỏa thuê với việc lưu lại những tấm ảnh lưu niệm dưới con đường xào xạc lá rụng, du khách có thể tản thành từng nhóm ra các ao, bàu nước nhỏ để lên ghe dạo chơi hoặc thong thả buông cần câu cua đồng. Điều độc đáo là hầu như ở bàu nước nào trong khu vực này cũng điểm xuyết một vài cây chá chụm vào nhau tạo nên khung cảnh rất nên thơ.

Những thời điểm khác trong năm, Rú Chá cũng rất hữu tình, dù là vào mùa lá rụng khô khốc chỉ còn trơ bộ rễ của giống cây đặc trưng rừng ngập mặn hay chồi non xanh mơn mởn. Phóng tầm mắt về đằng xa, giữa mênh mông nước biếc loáng thoáng bóng cốc, cò, vạc thong dong mò mẫm cua ốc thi thoảng lại vỗ cánh chao nghiêng thành từng đàn chộn rộn cả góc trời.

Ở đây còn có một ngôi nhà nhỏ nép mình giữa khu rừng nghe đâu là của một cặp vợ chồng già đã gắn trọn đời mình với lênh đênh sông nước và vẫn đang miệt mài mưu sinh bằng nghề ghe lưới bao năm qua.