Sóc Trăng - mảnh đất an lành với sự cộng cư, giao hòa, gắn kết lâu đời của ba dân tộc anh em Kinh, Khmer, Hoa - là một trong những thành phố đẹp và thơ mộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này nổi tiếng với những ngôi chùa cổ kính mang kiến trúc độc đáo như chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Đất Sét,... Khi đến Sóc Trăng, bạn không thể bỏ qua một lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đó là Lễ hội Ooc Om Bóc - Đua ghe Ngo - được diễn ra hàng năm trên dòng sông Maspero.
Đua ghe Ngo là phần hấp dẫn nhất trong Lễ hội Óoc Om Bóc, một trong lễ hội lớn của người Khmer bên cạnh Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và lễ cúng ông bà Sene Dolta. Lễ hội đua ghe Ngo Sóc Trăng trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia đã giúp đồng bào nơi đây tiếp tục gìn giữ, phát huy lễ hội truyền thống đặc sắc này.
Đua ghe Ngo là một trong những hoạt động văn hóa, truyền thống đặc sắc lâu đời của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ. Lễ hội tạo sinh khí vui tươi, đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em của các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội được tổ chức duy trì hằng năm, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng dân tộc Khmer.
Đua ghe Ngo là lễ hội văn hóa truyền thống hàng năm của đồng bào Khmer trong khu vực; là một trong những sự kiện văn hóa lớn, mang tầm khu vực và quốc gia. Giải đua ghe Ngo năm nay có 54 đội với hơn 6.000 vận động viên đăng ký tham gia, với 45 đội Nam và 9 đội nữ, trong đó có 14 đội đến từ các tỉnh bạn: Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, còn lại là chủ nhà Sóc Trăng.
Trong 40 đội của Sóc Trăng có 37 đội nam và 3 đội nữ. Các đội sẽ tranh tài ở cự ly 1.200m đối với nam và 1.000m đối với nữ. Giải đấu được chia thành 11 bảng. Ở nội dung đua ghe Nam có 9 bảng; các đội ghe nằm ở bảng có 5 đội, thi đấu chọn 3 đội ghe nhất, nhì, ba và 1 vé vớt (tư), còn những bảng có 4 đội, thì chọn thêm đội đứng thứ ba (vé vớt bốc thăm) vào vòng 32 đội. Ở nội dung đua ghe nữ có 9 đội được chia làm 3 bảng, mỗi bảng 3 đội, thi đấu chọn 3 đội nhất, nhì và thứ ba (vé vớt bốc thăm) để vào vòng thi đấu kế tiếp. Để động viên tinh thần thi đấu của các đội đua, Ban tổ chức đã hỗ trợ 1 đội 20 triệu đồng.
Các đội ghe nằm ở bảng có 5 đội, thi đấu chọn 3 đội ghe nhất, nhì, ba và 1 vé vớt (tư), còn những bảng có 4 đội, thì chọn thêm đội đứng thứ ba (vé vớt bốc thăm) vào vòng 32 đội. Còn ở nội dung nữ chia làm 3 bảng, mỗi bảng 3 đội ghe, thi đấu chọn 3 đội nhất, nhì và thứ ba (vé vớt bốc thăm) để vào vòng thi đấu kế tiếp.
Thông tin từ ban tổ chức cho biết, giải nhất, nhì, ba và tư của thể loại đua ghe ngo nam lần lượt là 200 triệu đồng, 150 triệu đồng, 100 triệu đồng và 80 triệu đồng; nữ là 150 triệu đồng, 100 triệu đồng, 80 triệu đồng và 50 triệu đồng. Ngoài ra, ban tổ chức còn hỗ trợ cho mỗi đội ghe ngo 20 triệu đồng. Tổng chi phí hỗ trợ và giải thưởng của giải đua ghe ngo năm 2022 là 2,4 tỷ đồng.
Đua ghe Ngo là phần hấp dẫn nhất trong Lễ hội Ook Om Bok - một trong ba lễ hội lớn của người Khmer bên cạnh Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và lễ cúng ông bà Sene Dolta. Đây được coi là hoạt động rước đặc trưng của cư dân nông nghiệp lúa nước, thể hiện sự biết ơn đối với thần nước đã phù hợp cho người dân mùa màng bội thu. Phong tục đua ghe Ngo còn chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng đối với đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống tại vùng đất trù phú Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Sóc Trăng nói riêng.
Trước đó, tại Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII, năm 2022 và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ V khu vực ĐBSCL năm 2022, UBND tỉnh Sóc Trăng đã đón nhận bằng công nhận kỷ lục Việt Nam do Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác nhận lập kỷ lục về số lượng đội ghe ngo và số lượng vận động viên đua ghe ngo nhiều nhất lễ hội Oóc Om Bóc tính từ năm 2005 đến nay.
Đồng bào Khmer có trên 1,3 triệu người, sinh sống chủ yếu ở ĐBSCL và Đông Nam bộ, có đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đặc sắc. Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đó là rất quan trọng. kho tàng văn hóa dân gian của đồng bào Khmer Nam Bộ nổi tiếng với nghệ thuật múa, như: múa Răm vông, Lăm leo, Sarvan; nghệ thuật sân khấu độc đáo và đặc sắc với các loại hình sân khấu Rô băm, sân khấu Dù kê.
Sự kiện này thể hiện sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng, của đồng bào các dân tộc trong khu vực nói chung. Đây cũng là dịp để đồng bào trình diễn, giao lưu các tiết mục văn hóa, văn nghệ đặc sắc, độc đáo của dân tộc mình và đua ghe ngo truyền thống. Từ những hoạt động ý nghĩa của các ngày lễ hội và văn hóa sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng lòng chung sức xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc.
Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII, năm 2022 và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ V khu vực ĐBSCL năm 2022 còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch mang đậm bản sắc đồng bào Khmer Nam Bộ như: trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương như hiện vật, hình ảnh, nhạc cụ, trang phục của dân tộc Khmer; trình diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc, độc tấu, hòa tấu nhạc cụ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Khmer; trình diễn trang phục dân tộc truyền thống dân tộc Khmer, giới thiệu lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc Khmer; không gian trưng bày, trình diễn chế biến và giới thiệu văn hóa ẩm thực dân tộc Khmer truyền thống.
Bài viết: Minh Tuệ
Ảnh: Nguyễn Hữu Bính – Nguyễn Công Thử