Nằm ở ngay sát bờ biển Thuận An là một ngôi làng cá nhỏ nhưng lại nhộn nhịp vào muối buổi sớm chiều, khi mà các ngư dân đưa các mẻ cá tươi lên bờ.

Chỉ cách âu thuyền Phú Hải khoảng chừng 300 m là làng cá Phú Hải, với các ghẹ thuyền nhỏ phục vụ bà con đánh bắt ở gần bờ. Đây chính là nơi tập trung trung cư dân của bốn thôn Cự Lại.

Làng chài Phú Hải là một làng cá nhỏ nhắn, giản dị toạ lạc ngay sát bờ biển Thuận An tạo điều kiện cho ngư dân phát triển nghề cá và có cuộc sống ổn định. Làng chài cách âu thuyền Phú Hải tầm 300 m, vốn là nơi tập trung của cư dân bốn thôn Cự Lại nên tại nơi này cũng gồm cả ghe thuyền nhỏ để bà con tiện đánh bắt gần bờ. Âu thuyền Phú Hải còn là nơi neo đậu của các tàu đánh bắt xa bờ, đặc biệt vào các mùa mưa bão khu neo đậu này lại hội tụ nhiều thuyền, ghe lớn nhỏ từ các vùng biển lân cận huyện Phú Vang, thị trấn Thuận An, xã Phú Diên, Phú Hải, Phú Thuận… để tránh bão.

Mọi người hợp sức đẩy thuyền ra biển.

Xã Phú Hải với diện tích khoảng 3,33 km2, nằm tại phía đông giáp với biển Đông và phía Tây thì giáp với phá Tam Giang, nơi đây chỉ cách trung tâm của thành phố Huế khoảng chừng 20 km. xã có khu neo đậu để tránh trú bão và làng cá Phú hải, nằm ở ngay gần bãi biển Thuận An, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngư dân ổn định và phát triển nghề cá.

Những tàu cá đánh bắt ở xa bờ neo đậu ở âu thuyền Phú Hải. Vào mùa mưa bão, khu neo đậu tránh trú bão này dù chó có hàng trăm tàu thuyền lớn nhỏ từ các xã Phú Hải, Phú Thuận, Phú Diên, thị trấn thuận An và các vùng biển lân cận ở huyện Phú Vang.
Ngư dân sẽ dùng đòn gánh thuyền xoay vòng để đẩy thuyền ra biển. Một phương pháp khác thuận lợn và ít dùng sức ngư dân hơn đó là dùng xe đẩy thuyền. Tuy vậy không có nhiều hộ có khả năng trang bị phương tiện này.

Nếu bạn là một tín đồ thích khám phá Huế, nơi có những đền đài, lăng tẩm cổ kính, trầm tư cùng những con đường hay dòng sông uốn lượn mềm mại thì chắc hẳn khi ghé thăm làng chài Phú Hải, nơi này cũng sẽ để lại trong bạn những ấn tượng vô cùng nhẹ nhàng về cuộc sống đầy dung dị cùng những bữa ăn đạm bạc không thể tìm thấy ở chốn phồn hoa đô thị. Đưa làng chài Phú Hải vào lịch trình khám phá Huế tự túc chính là tạo thêm một nét chấm phá đặc sắc trong chuyển đi của mình và gia đình hay bạn bè đấy.

Thời điểm ra khơi được xác định dựa vào thuỷ triều và còn theo mùa nữa.

Hầu hết dân địa phương tại làng chài Phú Hải từ lúc còn rất trẻ đã nuôi trồng thuỷ sản và làm nghề cá. Trước mỗi chuyến đánh bắt vào sáng sớm, những ngư dân ở làng chài Phú Hải đều thắp hương cầu nguyện được lộc biển và an toàn. Lúc này, thường mọi người sẽ hợp sức cùng nhau xoay thuyền để đẩy ra biển bằng đòn gánh của thuyền hoặc có thể dùng xe đẩy thuyền. Thế nhưng không phải hộ nào cũng có để kinh tế để làm việc này.

Đặc biệt vào những ngày sóng cao thì việc đẩy thuyền ra biển càng khó khăn hơn nữa. Ngư dân tại làng chài Phú Hải thường đánh bắt gần bờ, dựa vào thuỷ triều và mùa để xác định khung giờ đánh bắt khác nhau như 16 giờ chiều đến 4 giờ sáng hay sáng sớm đến 14 giờ chiều.

Đến làng chài Phú Hải thì lại không thể bỏ qua khung cảnh bình minh – hoàng hôn đẹp ngất ngây lòng người tại đây đâu. Sẽ thật tuyệt khi có thể ghi được những khung hình cực nét về những chuyến ra khơi khi hoàng hôn buông dần trên mặt biển và trở lại đất liền khi bình minh chuẩn bị ló dạng đấy.

Tàu đánh cá của ngư dân làng chài Phú Hải lúc nào cũng rực rỡ hình ảnh cờ đỏ sao vàng của lá cờ Việt Nam giúp các tàu nhận diện dễ hơn khi ra khơi. Đối với họ, việc treo cờ còn là trách nhiệm với Tổ quốc vì biển cả là quê hương, là nguồn sống của mình.

Mỗi lần trở về sau chuyến đánh bắt đầy vất vả nơi biển cả, ngư dân lại thêm phấn khởi vì “lộc biển” dồi dào trong khoang thuyền như cá trích, cá khoai, ghẹ xanh, mực nang, trứng mực… Tiếp đó họ trao đổi, buôn bán hải sản ngay tại bờ biển Thuận An sát làng chài Phú Hải hoặc mang ra chợ Cự Lại bán nếu hôm đó trúng “đậm”

Đừng tiếc vài ba phút nằm nướng trên giường ngủ đấy nhé. Ngoài việc dậy thật sớm để ngắm cảnh bình minh mặt biển, bạn còn cơ hội ngắm nhìn khung cảnh tấp nập, rôm rả tiếng nói cười thế này trên bãi biển Thuận An khi ngư dân vừa trở về sau đợt đánh bắt. Hơn nữa còn có thể rinh về cả túi hải sản tươi ngon từ các cô chú ngư dân với giá hạt dẻ nữa kìa.

Các ngư dân trao đổi, mua bán hải sản ngay trên bờ biển, hoặc khi trúng đậm thì mang ra bán ở chợ Cự Lại. Nếu có dịp ghé biển Thuận An, du khách có thể dành thêm thời gian trải nghiệm du lịch sinh thái, tìm hiểu đời sống ngư dân tại xã ven biển Phú Hải.

Người dân ở đây, đời này nối tiếp đời kia, dựa vào biển để mưu sinh. Dường như biển đã ngấm sâu trong máu thịt của họ, biển không chỉ là nơi gắn bó nghề nghiệp mà đã trở thành hồn cốt của dân nơi này. Hương vị mặn mòi của biển và sự chịu thương, chịu khó của ngư dân miền biển đã tạo nên nét riêng của những con người gắn bó cuộc đời mình với sóng nước mênh mông.

Khó có thể diễn tả được nỗi vất vả của những ngư dân bởi khi họ phải lênh đênh cùng con sóng dữ, phải làm việc quần quật cả đêm trong cơn gió và sóng dữ và trên vai họ là gánh nặng gia đình, là cha mẹ già, là vợ con nheo nhóc.

Bao đời nay, ngư dân luôn gắn phận mình với sóng, với gió ngoài biển khơi. Biển nuôi nấng, che chở cho họ với những mùa về tôm cá đầy khoang nhưng biển cũng lấy đi cuộc sống của không ít ngư dân. Đời người đi biển không chỉ đối mặt với nhiều tai ương, bão tố mà có thể bị tước đi sinh mạng bất kì lúc nào.

Dẫu biết mỗi chuyến đi biển là một hành trình gian khổ, những hiểm nguy ngoài khơi luôn rình rập, đe dọa sinh mạng họ, nhưng những ngư dân vẫn ngày đêm bám biển, xem biển cả là nhà và cầu mong những chuyến biển bình yên.

Làng chài Phú Hải là địa điểm không quá nổi tiếng nhưng lại khá phù hợp với những bạn trẻ thích khám phá cuộc sống dân dã chứa đựng niềm vui giản dị cũng như thích tận hưởng không khí vùng biển trong lành, mát rượi. Đến Huế thì thử một lần “đổi gió” cùng chúng tôi ghé thăm làng chài Phú Hải khi mặt trời vừa ló dạng để xem bà con nơi đây bắt đầu một ngày mới như thế nào nhé!

Bài viết: Minh Tuệ

Ảnh: Đặng Minh Tú