Buổi sáng, chợ làng Chuồn ( xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) nhộn nhịp. Một chợ làng nhưng được không khí như thế này không phải là nhiều. Điều làm nên sự sôi động của chợ làng Chuồn chính là những sản vật đầm phá.

Một góc đầm Chuồn

Nằm sát mép đầm Chuồn, sau một đêm ngư dân đánh bắt các loại cá tôm tự nhiên, sáng sớm họ lại đưa vào chợ buôn bán. Một phần bán sỉ đưa lên Huế. Phần để lại bán ở chợ làng Chuồn.

Từ lâu làng Chuồn đã nổi tiếng với nhiều đặc sản. Là một trong ít làng có lễ hội làng được tổ chức vào ngày 16 và 17-7 âm lịch thường niên. Làng Chuồn cũng nổi tiếng với nhiều món ẩm thực như bánh tét làng Chuồn, rượu gạo làng Chuồn, bánh xèo cá kình làng Chuồn.

Trong các món ẩm thực, món bánh xèo cá kình lại gắn với chợ. Không có quán bánh xèo ở làng này mà chỉ có những quầy bánh xèo ở chợ.

Từ 5h sáng hàng ngày, nhiều ghe thuyền trên đầm đã vào bờ mang theo biết bao nhiêu loại sản vật, trong đó nổi bật nhất là loại cá kình còn tươi roi rói

Nhờ may mắn này đã cho chúng tôi được hưởng thụ nhiều dư vị dân dã của những con tôm, con cá lớn lên giữa con nước mênh mông vây quanh làng. Bây giờ đã lớn, đi làm xa nhưng khi hỏi nhớ món cá nào nhất, rằng chắc hẳn trí óc tôi sẽ hiện lên hình ảnh cá kình. Nhớ cá kình với đủ vị, đủ món thơm tho, mềm mại. Con cá nhỏ bằng hai ba ngón tay vậy mà có thể làm nhiều món khác nhau, mỗi món cho một vị ngon riêng, nhưng chung quy lại người ăn thích nhất vẫn là ruột của con cá này. Kể ra thì quá nhiều, nhưng nhắc đến cá kình, tuổi thơ của chúng tôi nghĩ ngay ngay đến món mắm, bánh khoái (hay còn gọi với tên khác là bánh xèo) và canh măng chua nấu cá kình.

Người quê tôi nói riêng và cả người Huế nói chung gọi con cá lớn là cá kình. Lúc cá nhỏ hơn một ngón tay nó có tên là cá rò. Từ đầu tháng 5, cá rò bằng đầu xuất hiện ở vùng cửa biển nơi giao thoa giữa con nước biển và đầm phá. Người dân sống gần phá đổ xô đi đánh bắt loại cá này, một phần để làm mắm cho ra món mắm rò nức tiếng, riêng một số ngư dân dùng giống cá này để nuôi thành cá kình sau này. Cá rò có xương mềm, vảy óng ánh nhưng thịt rất ngọt nên khi làm mắn tuyệt đối không được bảo quản qua nước đá như vậy mắm mới thơm ngon.

Bánh xèo, bánh khoái là hai tên gọi khác nhau của một loại bánh, chắc trong đời mọi người đã ít nhất một lần được thưởng thức. Cái lạ, cái ngon ở bánh xèo làng Chuồng chính là con cá kình. Và nữa, đó còn là không gian ăn, cách ăn.

Khác với vị mắm, những con cá rò sau chừng một tháng “trưởng thành” có cái tên cá kình cũng cho lũ con nít trong làng chúng tôi thời ấy đắm mình trong món bánh khoái dân dã mà thực khách ghé Huế đều muốn thưởng thức. Nổi tiếng nhất là bánh khoái cá kình làng Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang) cách nhà tôi chừng 5 phút xe máy và cách trung tâm TP. Huế khoảng 10km. Lâu ngày đi xa về, dẫn theo một đám bạn từ miền Nam ghé chơi, món đầu tiên tôi mời cũng là món này. Giữa nhiều bếp lửa, chúng vừa ăn vừa khen không ngớt lời đến nỗi cô chủ hàng đổ bánh không kịp cho 5 đứa ăn.



Vào buổi sáng, cá từ đầm phá được đưa vào còn tươi nguyên. 5 loại cá nổi tiếng thơm ngon của đàm phá là cá ong, cá dìa , cá mú, cá nâu, thì trong đó có cá kinh. Thịt cá dai, thơm, ngọt. Ăn bột bánh là để no, ăn cá là để thưởng thức hương vị.

Theo lời kể người dân trong vùng, ngoài thực phẩm chính là cá kình, để hình thành nên món bánh khoái rất đơn giản bởi chỉ cần có bột gạo, dầu ăn, giá sống và nước mắm. Cá kình đổ bánh khoái “đúng chuẩn” lớn bằng hai, ba ngón tay để thịt ngọt xương giòn. Thú vị nhất khi ăn món này là thứ âm thanh xèo xèo của bột khi đổ xuống khuôn bánh, kèm với mùi hương sém cháy như cá nướng tỏa lên làm ngây ngất, quyến rũ lòng người. Tùy thực khách, mà bánh có thể có từ 1 – 2 con cá kình.

“Ngon quá, đã quá. Nhất định sẽ tìm về lại đầm Chuồn để ăn mới được”, một đứa trong nhóm khen không ngớt lời.

ôi cố tìm hiểu xem món bánh xèo làng Chuồn có từ bao giờ nhưng chẳng ai biết. Họ chỉ nói rằng có từ lâu lắm. Đình làng An Truyền có từ hơn 500 năm, không biết lúc lập làng đã có món bánh xèo này chưa.

Chưa hết, sẽ tuyệt vời hơn nữa khi giữa trưa hè nóng oi bức, trong bữa ăn có một tô canh cá kình nấu với măng chua. Trong tâm thức của chúng tôi, vị canh này là số một, ngon đến “nhức răng” và chưa bao giờ biết ngán qua bàn tay tài hoa của người nấu là các mệ, các mạ. Để có một tô canh ngon, mạ tôi phải tranh thủ đi chợ thiệt sớm, chợ nằm ngay mép phá Tam Giang, nhờ vậy mà cá kình luôn tươi, có màu vàng ươm.



Nói là bánh xèo cá kình làng Chuồn là một cách nói chung. Chứ thực ra không chỉ có cá kình. Có thể là cá ong, tôm rảo, tôm sú. Tôi chưa thấy ở nơi nào, có một món ăn và có một cách ăn thú vị đến vậy. Sự mộc mạc của một món ăn chỉ có đến thế là cùng. Ở Huế, dạng bánh đổ như thế này người ta gọi là bánh khoái. Người làng Chuồng không gọi như vậy mà gọi là bánh xèo. Có lẽ là chỉ dựa vào âm thanh khi đổ bánh.

Không riêng gì món canh, cá kình chế biến với món gì đi nữa cũng để nguyên con. Nấu với măng, tô canh trở nên óng ánh tạo nên một cái hồn rất riêng. Có lẽ, khác với những vị cá khác, ruột cá kình là món ăn được ưa thích nhất bởi vị đắng tuyệt hảo mà dân gian cho rằng trị được chứng mất ngủ. Mời bạn ghé phá Tam Giang mùa này, đắm mình giữa sông nước mênh mông và cùng lang thang đường làng ven phá để ăn cá kình và nhớ Huế.

Phần lớn người ăn bánh xèo cá kình làng Chuồn là tự mình mua cá, mua tôm. Muốn ăn mấy con mua mấy con. Ưng ăn cá lớn mua cá lớn, ưng ăn cá nhỏ mua cá nhỏ. Thích tôm mua tôm thích cá mua cá. Cũng có thể họ không phải mua mà tự tay mình đánh bắt được từ đầm phá. Rồi đem đến các quầy bánh xèo ở chợ nhờ đổ bánh.

Nguồn trích dẫn: Nhật Minh/ Báo Thừa Thiên - Huế 

Link bài gốc: https://baothuathienhue.vn/dulich/thom-ngon-vi-ca-kinh-a27060.html

Ảnh: Nhóm Biên tập Vietnam Beauty