368573003-996670688336321-6785346248012685844-n-1692241819.jpg
Các lò gạch dựng san sát nhau dọc bờ kênh để thuận tiện vận chuyển thành phẩm đi khắp nơi. Những chủ lò cho biết, thời hoàng kim là những năm 1980, cả "vương quốc" có hơn 1.000 cơ sở sản xuất với khoảng 3.000 miệng lò.

Những lò gạch nằm san sát nhau, nhìn từ xa giống như một “vương quốc” với hàng trăm “tòa lâu đài” nhỏ được bố trí dọc theo tuyến Kênh Thầy Cai và tỏa ra các vùng phụ cận tạo nên một bức tranh đa sắc màu tại vùng quê mộc mạc, yên bình.  Tiến sĩ Tạ Duy Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch, chia sẻ: “Hệ thống lò gạch, gốm Mang Thít là di sản mang tính đương đại. Đây chính là kho báu của một di sản về phương thức sản xuất và công cụ sản xuất có sự kết hợp giao thoa văn hóa của người Khmer, người Hoa, người Việt. Tất cả hun đúc tạo ra khối di sản kiến trúc cùng nghề truyền thống hết sức độc đáo có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ.

368572225-1887685771613668-5637634572892273189-n-1692241820.jpg
Mỗi nhà thường có từ 2 đến 5 lò gạch, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong vùng. Sau những năm 2000, nghề nung gạch ở Mang Thít dần đi xuống do chi phí sản xuất cao, thói quen người dùng thay đổi. Nhiều nhà phá bỏ lò gạch để làm những công việc khác.

Chúng tôi đã nhiều lần tới thăm thú những lò gạch gốm Mang Thít, so với những lò nung gạch gốm ở Lái Thiêu hay Biên Hòa thì các lò gạch gốm ở đây có kiến trúc độc đáo và mang tính thẩm mỹ hơn, dù người ta tạo ra nó chỉ vì mục đích sản xuất. Hầu hết chúng đều có hình thấp tròn, thon đều đặn ở phía trên với chiều cao khoảng 15-20 mét.

Nhưng điều thú vị là chúng nằm ven những dòng sông, kênh tạo ra một quần thể kiến trúc hài hòa, lãng mạn và đẹp đẽ. Nhờ vị trí xây dựng này mà từ xưa tới nay, nghề nung gạch gốm phát triển tốt, bởi dễ dàng tiếp nhận nguyên vật liệu và sản phẩm bằng đường thủy, phương tiện thông dụng nhất của dải đất miền Tây Nam bộ thời gian trước.

368518968-332333139150323-7891389586057549770-n-1692241820.jpg
Một lò gạch thường cao từ 7 đến 12 m, có hình như tháp tròn, nhỏ dần ở đỉnh.
367656433-1290274298263898-5724796867089440194-n-1692241820.jpg
 
368028926-971617397465050-2711205343671381577-n-1692241820.jpg
Lò gạch được xây dựng bằng hàng nghìn viên gạch thẻ đều tăm tắp xếp theo kiến trúc hình tròn. Trung bình một lò với 10 thợ sẽ xây trong nửa tháng thì hoàn thành, sử dụng hơn 30.000 viên gạch thẻ.

Hiện nay, các tuyến đường trải nhựa đi qua những lò nung đã giúp ích cho cả phương tiện đường bộ. Tuy nhiên, cũng như hàng trăm năm trước, nghề nung gạch gốm vẫn sử dụng nhiều sức lực của con người hơn bất kỳ nghề nào khác. Từ khâu vận chuyển, nặn đất cho tới lúc đưa vào lò nung, dù nguyên liệu nung đã thay đổi rất nhiều trong hơn 10 năm qua. Người dân ở đây không ai biết chính xác nghề nung có từ bao giờ. Nghe nói mấy trăm năm trước chỉ có mấy lò ở trên phía Phước An, Cái Kè gần thành phố thôi. Sau dần các lò gạch dịch chuyển xuôi về phía kênh Thầy Cai, kênh Mang Thít, Cổ Chiên như bây giờ...

367676099-1024107191921432-6952631837887105560-n-1692241820.jpg
Không còn nhộn nhịp sản xuất như trước nhưng làng nghề không vì vậy mà mai một, nhiều chủ xưởng vẫn cố gắng bám nghề. Một xưởng có gần chục nhân viên làm việc, luôn tay cho đất sét vào máy để tạo hình viên gạch.

Cũng như nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, nghề nung gạch gốm ở Mang Thít bắt đầu từ những nông dân trong vùng với quy mô nhỏ lẻ. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi nằm ven bờ sông, kênh để ghe thuyền mang nguyên vật liệu tới và vận chuyển sản phẩm đi dễ dàng. Những lò gạch gốm cứ thế lớn dần lên và thời kỳ hưng thịnh nhất cách đây khoảng gần nửa thế kỷ với khoảng gần 3.000 lò nằm rải rác trong đoạn sông dài chừng hơn 20 cây số.

Tuy nhiên, thời kỳ này kéo dài không lâu, với nguyên nhân là việc nung gốm bằng nguyên liệu truyền thống (trấu, than, củi...) gây khói bụi, ô nhiễm môi trường.

367672690-239750111831013-7193560552243223155-n-1692241819.jpg
Trong số rất nhiều làng nghề đó, có huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long từng được mệnh danh là “vương quốc lò gạch” của miền Nam. Giai đoạn phồn vinh vào những năm 1990, ngôi làng từng sỡ hữu hơn 1.500 miệng lò, với sản phẩm gạch ngói nức tiếng nhờ chất liệu đất và kỹ thuật nung đặc trưng.
367666782-973120840606578-4196035898068219511-n-1692241819.jpg
 
367673311-308539501689953-1935352747678243610-n-1692241819.jpg
Để khai thác đất sét, những người thợ đào xuyên qua nhiều mét đất đến khi chạm đến tầng sét đặc dẻo. Trước đây, trong vùng từng có đông đảo nam giới làm nghề “cạp đất” — tức dùng dụng cụ để khai thác đất sét bán cho lò gạch. Với cư dân nơi đây, cụm từ "cạp đất mà ăn" từng được phổ biến bởi một nhân vật mạng xã hội nào đó vốn dĩ không có nghĩa là “ăn đất,” mà là lấy sức lao động để có được sinh kế.

Những năm tiếp theo, chỉ còn khoảng một phần ba trong gần 3.000 lò nung tiếp tục hoạt động và duy trì tới nay. Điều kỳ diệu nhất là những lò nung không còn hoạt động vẫn được giữ lại vì nhiều lý do, chủ yếu là do tiền công phá dỡ tốn kém. Và ngày nay, điều ấy vô tình làm lên một trong những di sản rất lộng lẫy của người dân bởi chính quyền tỉnh Vĩnh Long hiện đã cấm tháo dỡ toàn bộ các lò gạch này, dù chúng có hoạt động hay không. Nếu những sản phẩm của hệ thống lò gạch gốm nơi đây đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận sản phẩm độc quyền mang tên “Gốm đỏ Vĩnh Long” thì những lò gạch cũng đang trên đường được UNESCO công nhận là di sản thế giới đương đại.

Để khai thác đất sét, những người thợ đào xuyên qua nhiều mét đất đến khi chạm đến tầng sét đặc dẻo. Trước đây, trong vùng từng có đông đảo nam giới làm nghề “cạp đất” — tức dùng dụng cụ để khai thác đất sét bán cho lò gạch. Với cư dân nơi đây, cụm từ "cạp đất mà ăn" từng được phổ biến bởi một nhân vật mạng xã hội nào đó vốn dĩ không có nghĩa là “ăn đất,” mà là lấy sức lao động để có được sinh kế.
367664813-243795021951396-8715464986898098905-n-1692241818.jpg
 
367645494-1334390667165853-1654853224850168465-n-1692241819.jpg
Trước mỗi lò đều có một hốc thờ nhỏ, được các người làm nghề giải thích là trang thờ "Táo lò." Trong niềm tin của họ, mọi vật đều được thánh thần bảo vệ. Tin vào Táo lò, họ thấy những vất vả và nguy hiểm trong nghề nghiệp như được xua tan, và những đêm dài canh lửa lò cũng bớt phần trống vắng. Chu kỳ đóng lò, mở lò gắn liền với vòng quay trong đời sống của người nghệ nhân. Họ tạo dựng một mối liên kết tinh thần với chiếc lò cùng những biến chuyển của nó, để thấy rằng chiếc lò cũng có linh hồn và sẵn lòng bảo bọc những người giữ lửa.
367670570-1306181169988125-1777979014966886085-n-1692241819.jpg
 
367721870-6539094709538507-6859862634189932991-n-1692241819.jpg
 
367653910-1000197207789755-3251812164106969493-n-1692241819.jpg
Cho đến lúc quá trình chuyển mình ấy được hoàn thành, ngôi làng nghề vẫn mãi miết với công việc mà nó đã làm hàng chục năm nay: vừa nấu những mẻ gạch cho những công trình khắp đất nước, vừa làm một nhân chứng lịch sử cho những đổi thay về công nghệ, lối sống và thị hiếu của con người Vĩnh Long.
367653958-246765178270140-5011069866290664951-n-1692241819.jpg
 
367688552-594172189554098-8250269033630821525-n-1692241818.jpg
“Quần thể lò gạch gốm nơi đây hội đủ yếu tố để trở thành một di sản đương đại. Thậm chí, đây còn là một kho báu về tiềm năng khai thác du lịch, văn hóa chưa được nhìn nhận đúng với giá trị. Với lịch sử hình thành hơn 100 năm, được kết hợp từ những làng nghề truyền thống của người Khmer, kỹ thuật nặn gốm sứ của người Hoa di cư tới và được làm chủ quy trình sản xuất bởi người Kinh, những lò gạch gốm thực sự là một giá trị văn hóa độc đáo, duy nhất. Đặc biệt, do vị trí địa lý nằm ven những con kênh, giữa mênh mông vùng cây trái bốn mùa trĩu quả cũng khiến cho tiềm năng du lịch của làng gạch gốm trở lên đặc biệt hơn” - TS.KTS Ngô Anh Đào.
367676051-1692182424595257-8351049940978356747-n-1692241818.jpg
 
363777958-1567031670372509-1917862042043627223-n-1692241818.jpg
Mời đây, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Vĩnh Long kết hợp cùng các kiến trúc sư, nhà tư vấn đầu tư… tổ chức hội nghị báo cáo ý tưởng về "Đề án di sản đương đại" vương quốc lò nung huyện Mang Thít với sự tham dự của Ban Văn hóa UNESCO Việt Nam.
368556124-258538277129643-3850588950147846318-n-1692241818.jpg
 

Vĩnh Long đã phê duyệt xây dựng Đề án “Di sản đương đại Mang Thít”. Song song với đó, tỉnh cũng kêu gọi đầu tư từ nguồn xã hội hóa nhằm xây dựng nơi đây trở thành một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch khu vực với tổng mức đầu tư khoảng 200 tỉ đồng trong giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đó, Vĩnh Long sẽ dừng phá dỡ các lò gạch, bảo vệ nguyên trạng, xây dựng các chương trình văn hóa, nghệ thuật, du lịch, dịch vụ dựa trên khối công trình di sản lò gạch và nhà xưởng; lập quy hoạch tổng thể định hướng cho toàn bộ vùng di sản gồm vùng đệm, vùng lõi và vùng trung tâm lõi di sản. Phạm vi của vùng di sản rộng khoảng 3.060ha và một phần vùng đệm di sản khoảng 5.000ha.

Đề án “Di sản đương đại Mang Thít” được thực hiện trong giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn 2030. Với tầm nhìn và sự đầu tư như vậy, Đề án Di sản đương đại Mang Thít sẽ là “cây đũa thần” góp phần bảo vệ và “đánh thức” giá trị của “Vương quốc gạch, gốm” Mang Thít.