Vẻ hiền hòa và mộc mạc của cảnh vật cùng với sự phóng khoáng và đôn hậu của con người An Giang qua lăng kính của nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Phúc Hậu, An Giang hiện lên đầy mới lạ với góc nhìn và sắc màu độc đáo.

An Giang mùa nước nổi qua lăng kính của nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Phúc Hậu.

Huỳnh Phúc Hậu, sinh năm 1966, là nhiếp ảnh gia sinh ra và lớn lên ở Châu Đốc, An Giang. Ngoài đam mê săn ảnh anhcòn công tác tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Đa khoa An Giang. Anh nhận danh hiệu nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam năm 2009.

Những tháng cuối năm là thời điểm đẹp nhất ở miền Tây khi con nước tràn về, mang theo sự trù phú và màu mỡ cho vùng đất phương Nam này.

Bộ ảnh dưới đây được ông thực hiện trong nhiều năm, giới thiệu đến độc giả vẻ đẹp của những cánh đồng mênh mông nước, chủ yếu tại vùng Châu Đốc và Tịnh Biên của tỉnh An Giang bởi có thể trong tương lai sẽ không còn nhiều.

Mỗi khi mùa nước nổi về trên vùng đất An Giang, người ta lại nhắc đến Huỳnh Phúc Hậu, người đã ghi lại nhiều khoảnh khắc thiên nhiên hòa quyện với con người trong mùa nước nổi, đẹp đến nao lòng.

An Giang giống như một bức tranh thu nhỏ về vẻ đẹp của miền Tây Nam Bộ, với cảnh sắc thiên nhiên yên bình thơ mộng, ẩm thực phong phú, và những người dân thân thiện.

Nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu là người nặng tình với An Giang vào mỗi mùa nước lũ với những bức ảnh bình dị như bức họa đồng quê.

Cảnh sắc miền Tây Nam Bộ đã hút hồn du khách bởi vẻ đẹp của thiên nhiên được tạo hoá ban tặng. Qua lăng kính, vẻ đẹp bạt ngàn của làng quê, tính cách thân thiện của người miền Tây cùng với ẩm thực vùng miền đã làm thẫn thờ bao lữ khách phương xa.

An Giang đón lũ từ thượng nguồn sông Mekong. Nước lũ mang theo những đàn cá tôm về sinh sống trên những cánh đồng, là thời điểm lý tưởng để người dân đánh bắt.
Mỗi mùa, mỗi tỉnh, thành của miền Tây góp phần làm nên đặc trưng riêng mang cốt cách của miền sông nước. Và An Giang là một bức tranh thu nhỏ về vẻ đẹp ấy!

Khoảnh khắc của những buổi chiều tà trên cánh đồng bất tận, lũ cò đang cùng nhìn về một hướng để đón hoàng hôn sau ngày tìm sự sống cho chính mình. Sắc xanh của cánh đồng lúa, thêm chút sắc trắng của cánh cò, dường như làm cho cánh đồng trở nên bất tận hơn.

Cùng với cống Tha La, cống Trà Sư là những công trình thuỷ lợi hiện đại , giúp điều tiết - kiểm soát nước lũ cho khu vực tứ giác Long Xuyên.

Sau những ngày tất bật ở thành thị, bạn sẽ lạc bước chân về cánh đồng quê dung hoà cả tình lẫn sắc nơi đây. Không khó để bắt gặp vẻ đẹp của cánh đồng lúa xanh rì và không khí thoải mái khi đặt chân đến An Giang.

Chăn vịt trên đồng lũ ở Nhơn Hưng, Tịnh Biên. Lũ về bồi đắp phù sa, cuốn trôi lớp đất phèn, trong khi đó những hạt lúa còn sót lại trên cánh đồng sau mùa gặt và các loại ốc là nguồn thức ăn trù phú cho vịt, nên người dân tiết kiệm được thức ăn cho chúng.

Đặc sản vùng miền sẽ làm nên điều thú vị hơn khi đặt chân đến với nơi đây. Đến với An Giang một trong những làng ẩm thực phong phú tạo nên chất riêng cho Nam Bô. Những món ăn thường gắn liền với lối sinh hoạt giản dị của người dân, nhưng mỗi mùa có một vị riêng, mang hương vị sông nước và chất dân dã vào món ăn.

Thôn nữ hái bông điên điển dọc bờ kênh Vĩnh Tế, Châu Đốc. Mỗi mùa điên điển, người dân sẽ chống xuồng đến từng bờ đê hái về làm rau ăn trong mỗi bữa cơm với các món như làm dưa chua, nấu canh chua, làm gỏi, xào với tép đồng hoặc ăn sống chấm cá kho.
“Vũ điệu” cất vó lúc hoàng hôn trên cánh đồng ngập nước Tha La tạo nên một bức tranh thiên nhiên độc đáo. Mỗi ngày bầu trời bình minh hoặc hoàng hôn có những màu sắc khác nhau và không hề trùng lặp.

Những bức ảnh qua lăng kính của NSNA Huỳnh Phúc Hậu đã tô đậm thêm nét đẹp của quê hương, không phải bởi vì nó đã được photoshop để làm mờ cảnh ảo tình, mà khi bạn nhìn vào sẽ thấy chất riêng của vùng miền, cái chất mà không thể lẫn vào đâu được.

Chiều yên bình trên đồng lũ Trà Sư, Tịnh Biên. Theo nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu, mùa nước nổi là một phần của cuộc sống. Vào những năm 2000, lũ về ngập cả cánh đồng, thường đến hết tháng 11 nước mới rút hết, bức tranh nhịp sống mùa lũ rất nhộn nhịp.

An Giang là một trong những bức tranh thu nhỏ của Tây Nam Bộ, gắn liền với hình ảnh mộc mạc mà sâu lắng, cùng với văn hoá và chất phóng khoáng của con người tôn thêm vẻ đẹp cuốn hút khi đặt chân đến nơi đây.

An Giang không khiến người ta phải trầm trồ khi lần đầu tiên đặt chân đến như các tỉnh Tây Bắc hay Đà Lạt, nhưng lại dễ khiến người ta thương nhớ bởi sự nhẹ nhàng và bình dị.

Về An Giang mùa nước nổi, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn cảnh bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp giữa một màu nước bao trùm lên tất cả. Ánh sáng len lỏi trong từng chân mây tạo nên những vệt ánh sáng màu nhiệm, để rồi mặt nước kia như tấm gương khổng lồ phản chiếu lên tất cả. Người cứ ngỡ ngàng chẳng kịp nhận ra đâu là trời, đâu là đất.

Những cánh đồng ngập nước, các dòng sông no đầy phù sa, và khu rừng tràm xanh thẳm đẹp ngỡ ngàng góp phần tạo nên một bức tranh đặc sắc.
Mỗi khi hoàng hôn xuống, cả cánh đồng Tha La như một hồ nước khổng lồ, tĩnh lặng.
Hai vợ chồng anh Quân mới vừa được ba má cất nhà cho ra ở riêng và cho đóng một cái vó để kéo cá. Năm nay do đóng vó sớm, chọn vị trí tốt nên vó của vợ chồng Quân kéo được rất nhiều cá. Có ngày thu hoạch trên 1 triệu đồng tiền bán cá.
Ngoài ra mỗi buổi chiều hai vợ chồng vừa kéo cá vừa “làm mẫu” cho rất nhiều nhiếp ảnh gia từ khắp nơi đến chụp hình vó. Bởi vì cái vó của anh Quân ở vị trí có view hoàng hôn rất đẹp. Có thể nói sau ông lão đánh cá ở “Hàng thốt nốt huyền thoại” Chùa Sđách Toth, thì hai vợ chồng anh Quân được lên ảnh rất nhiều từ các nhiếp ảnh gia khắp nơi về An Giang chụp ảnh mùa nước nổi.
Chiều trên cánh đồng nước nổi Vĩnh Tế.
Chiều Thất Sơn.
Mỗi khi hoàng hôn xuống, cả cánh đồng Tha La như một hồ nước khổng lồ, tĩnh lặng.

Sinh ra và lớn lên ở Châu Đốc (An Giang), nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu đã dành cả cuộc đời mình để ghi là những hình ảnh tuyệt đẹp của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là mùa nước nổi. Anh tham gia các triển lãm ảnh khu vực, toàn quốc, cả những triển lãm tại nước ngoài. Năm 2009, nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu được nhận danh hiệu nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam.

Một trong những người trót “tương tư” với An Giang là Huỳnh Phúc Hậu. An Giang cũng chính là quê hương của nhiếp ảnh gia.

Hơn 18 năm bước chân vào con đường nhiếp ảnh, nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu được đi nhiều nơi, khám phá nhiều vùng đất lạ trên mảnh đất chữ S, ở đâu cũng để lại ấn tượng tốt đẹp với ông. Nhưng đẹp nhất đối với anh đó chính là quê nhà – nơi anh sinh ra, một vùng yên bình như tên gọi của nó An Giang.

Huỳnh Phúc Hậu sinh năm 1966 và lớn lên tại Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ngày nhỏ anh có thói quen thích ngắm các bức ảnh đẹp ở bất cứ nơi đâu. Những tấm ảnh mang đến cho anh những cảm xúc rất lạ. Anh cũng muốn mình chụp được những bức ảnh như vậy.

Bài viết: Minh Tuệ

Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu