Người dân bên này sông ngày ngày lam lũ, buổi sáng sang bên kia sông trồng cấy, buổi chiều lại gánh gồng về nhà qua chiếc cầu tre. Cầu tre ở thôn Cẩm Đồng (xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) có lẽ là chiếc cầu tre ít ỏi còn sót lại ở vùng đồng bằng xứ Quảng.

Vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ với khung cảnh của đồng quê yên bình Việt Nam, cầu tre Cẩm Đồng từ lâu đã trở thành một điểm đến đầy thú vị cho những du khách khi đến với Quảng Nam.

Cách phố cổ Hội An tầm 12km về hướng Tây, cầu tre Cẩm Đồng (thuộc thôn Cẩm Đồng, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn) là cây cầu tre đơn sơ tựa như tấm lụa vắt qua dòng sông Vĩnh Điện, hình thành bức tranh làng quê tuyệt đẹp.

Đây là cây cầu được người dân trong thôn tự chung góp dựng lên.

Ngày ngày, người dân ở bên này sông, mỗi buổi sáng sang bên kia sông là bãi bồi Gò Đình để trồng cấy, thu hoạch hoa màu, buổi chiều lại gánh gồng về lại bên này sông. Ngày đôi lượt, cuộc sống của người nông dân nơi này gắn liền với chiếc cầu tre kẽo kẹt.

Cây cầu gắn liền với hoạt động sản xuất hằng ngày của hơn 300 hộ dân của thôn Cẩm Đồng.

Chiếc cầu tre ấy, bao mùa nước lên nước cuốn trôi làm gãy đôi nhấn chìm cả cây cầu, cầu không biết đã được dựng lại bao nhiêu lần. Chỉ biết rằng ký ức tuổi thơ của những người con Cẩm Đồng đều gắn liền với bao kỷ niệm bên cây cầu tre này. Để bây giờ, những đứa trẻ ngày nào chân đất theo mẹ qua cầu, tắm nước sông bây giờ đã khôn lớn, ngược xuôi khắp phương trời.

Cứ sau mỗi mùa mưa bão cầu bị cuốn trôi và cứ thế người dân lại chung góp dựng lên 1 cây cầu mới.

Mỗi năm mỗi đợt nước lên cầu đều bị đánh gãy, người dân lại bỏ tiền của và vật liệu tre để dựng lên một cây cầu mới. Cầu dài hàng chục mét, rộng chưa tới 1m, khá cao so với mặt nước, có tay vịn một bên, trông rất chênh vênh mỗi khi qua lại. Mỗi cây cầu được ghép lại từ hơn 100 cây tre già với chiều rộng 1m và dài chừng 120m.

Với chiều dài hơn 120m, cầu tre Cẩm Đồng lắt lẻo bắt qua dòng sông Vĩnh Điện giúp bà con sang bãi bồi sản xuất nông nghiệp.

Cùng với thời gian, người dân ở đây không nhớ đã dựng lại chiếc cầu này bao nhiêu lần, chỉ biết rằng trong ký ức tuổi thơ của mỗi người con Cẩm Đồng sinh ra và lớn lên đều gắn liền với bao kỷ niệm bên cây cầu tre này. Để bây giờ, những đứa trẻ ngày nào chân đất theo mẹ qua cầu, tắm nước sông dưới chân cầu ngày ấy, đã khôn lớn, bôn ba ngược xuôi khắp mọi phương trời nhưng trong tim họ, hình ảnh cây cầu tre đó luôn in đậm mãi.

Mỗi khi thu hoạch nông sản, thì người dân lại chia nhỏ ra để gánh hoặc đẩy xe rùa vì không thể chở nặng qua cầu được, dù mất thời gian nhưng bà con cho rằng vẫn thuận lợi hơn di chuyển bằng đò.

Cùng chiếc cầu tre nhỏ này, cuộc sống đời thường trong từng khoảnh khắc hiện lên thật đẹp. Nhiều người không thể không rung động trước khung cảnh làng quê bên sông đẹp như tranh vẽ. Rồi những buổi sáng hoặc chiều tối, cảnh những mẹ, những bà quẳng gánh đi trên cầu gợi lại ký ức mỗi người đi theo mẹ ra ruộng ngày còn thơ bé. Vào những buổi ráng chiều, cây cầu trở nên đẹp ma mị trước bầu trời rực đỏ.

Cây cầu đơn sơ với 1 bên có thành cầu, toàn bộ được làm từ những cây tre già trong thôn.

Trên cầu tre này, tình làng nghĩa xóm, những sự nhường nhịn hay tương trợ lẫn nhau luôn diễn ra. Một người phụ nữ gánh rau trên đầu, một người khác sẽ nhường bước để gánh rau đầy qua cầu dễ hơn. Có đôi khi, một bà lão với chuyến rau về quá nặng, lại có người gánh giúp một đoạn. Cứ thế, tảo tần hôm sớm trên cầu là những người nông dân xứ Quảng chân chất và nghĩa tình.

Các mẹ, các bà về nhà sau một ngày làm việc.

Đến với Cẩm Đồng, mọi người không thể không rung động trước khung cảnh làng quê bên sông đẹp như tranh vẽ. Vào những buổi sáng hoặc chiều tối, cảnh những mẹ, những bà quẳng gánh đi trên cầu gợi lại ký ức mỗi người đi theo mẹ ra ruộng ngày còn thơ bé.

Vào những ngày hè, bầu trời ráng đỏ tô vẽ cho bức tranh Cẩm Đồng thêm huyền ảo.

Trên cầu tre này, những cảnh tượng đậm tình làng nghĩa xóm, sự nhường nhịn hay tương trợ lẫn nhau luôn diễn ra. Một người phụ nữ với gánh rau đi ở đầu cầu, một người khác sẽ nhường bước để gánh rau ấy đi qua được dễ dàng hơn. Có đôi khi, một bà lão với chuyến rau về quá nặng, lại có người tình nguyện đưa vai ra gánh giúp một đoạn.

Do cầu yếu nên nông dân nơi đây phải chia nhỏ nông sản ra để đưa về nhà khi đi qua cầu.

Bà Phan Thị Lệ, một người dân Cẩm Đồng chia sẻ, từ khi bà còn trẻ đã có cây cầu tre bắc qua sông, mấy chục năm nay, cây cầu vẫn là con đường duy nhất để đưa người dân thôn Cẩm Đồng qua canh tác ở các bãi biền. Nhiều ký ức gắn bó với cây cầu tre này cho tới tận bây giờ, khi tuổi đã lớn, bà Lệ vẫn còn nhớ rõ như in.

Vào những buổi chiều trời ráng, cây cầu trở nên đẹp ma mị trước bầu trời rực đỏ.

Và với một số người yêu thích vẻ đẹp mộc mạc trong khung cảnh đồng quê, cầu tre Cẩm Đồng từ lâu đã trở thành điểm đến cho những du khách khi đến với Quảng Nam. Những sớm bình minh hay buổi hoàng hôn, chiếc cầu tre in hình trên mặt nước lăn tăn, vẻ đẹp đơn sơ tựa như tấm lụa vắt qua dòng sông Vĩnh Điện.

Và từ đây, cầu tre Cẩm Đồng dần dần trở thành một địa chỉ nổi tiếng với những người đam mê nhiếp ảnh đồng quê đến ghi lại khoảng khắc như tranh vẽ này.

Khi ánh hoàng hôn buông dần là lúc những người nông dân trở về nhà nghỉ ngơi sau một ngày vất vả. Và cứ thế, cầu tre Cẩm Đồng dần dần trở thành một địa chỉ nổi tiếng với những người đam mê nhiếp ảnh đồng quê đến ghi lại khoảnh khắc như tranh vẽ.

Cuộc đời của những người nông dân cứ êm đềm trôi đi giữa cái yên ả của làng quê, gắn chặt với ruộng đồng. Ở đó, cái cầu tre còn như mạch nối giữa con người với con người, quá khứ với hiện tại.

Cùng với chiếc cầu tre nhỏ này, cuộc sống đời thường trong từng khoảnh khắc hiện lên thật đẹp. Nhiều người phương xa đến không thể không rung động trước khung cảnh làng quê bên sông đẹp như tranh vẽ, nó cũng đặc biệt tương tựa như xóm làng ở vùng sông nước.

Những buổi sáng hoặc chiều tối, cảnh những mẹ, những bà vai mang quang gánh chầm chậm từng bước qua cầu gợi lại bao ký ức mỗi người đi theo mẹ ra ruộng ngày còn thơ bé. Cuộc sống cứ thế trôi trong bình lặng với vẻ đẹp mộc mạc của làng quê đất Quảng. Bên con sông ấy, người ta vẫn ngày ngày cần mẫn với ruộng đồng, bất kể ngày mưa tháng nắng. Và, chiếc cầu tre lặng lẽ bao đời vẫn đón từng bước chân của người nông dân qua lại mỗi ngày, như nhân chứng của đời, của người ở xứ Cẩm Đồng.

Bài viết: Minh Tuệ

Ảnh: Nguyễn Sinh